Câu hỏi:
24/09/2024 451Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn nước ta nhằm
A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.
B. hạn chế việc di dân tự do từ các vùng nông thôn ra thành thị.
C. chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất thổ cư và chuyên dùng.
D. hình thành các đô thị, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn nước ta nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.
-
Khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ: Nông thôn Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú như đất đai, khoáng sản, nông sản. Việc phát triển công nghiệp tại nông thôn giúp khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này, góp phần gia tăng giá trị kinh tế và giảm chi phí vận chuyển tài nguyên đến các khu công nghiệp ở xa.
-
Giảm áp lực lên đô thị: Việc phát triển công nghiệp tại nông thôn giúp giữ chân người lao động tại địa phương, giảm tình trạng di cư ồ ạt ra thành phố, từ đó giảm bớt áp lực về cơ sở hạ tầng, nhà ở, giao thông và dịch vụ công ở các đô thị lớn.
-
Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn: Nông thôn Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu việc làm ổn định. Phát triển công nghiệp tạo cơ hội việc làm mới, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
-
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Việc phát triển công nghiệp ở nông thôn không chỉ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng kinh tế.
-
Giảm chênh lệch phát triển vùng miền: Phát triển công nghiệp ở nông thôn còn giúp giảm sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn, từ đó hướng tới phát triển bền vững và đồng đều hơn.
Tóm lại, việc thúc đẩy phát triển công nghiệp ở nông thôn là một chiến lược quan trọng nhằm khai thác tối ưu nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Cơ cấu công nghiệp theo ngành
a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng
- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
b) Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành
- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực
- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.
- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...
- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...
- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
b) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của các nhân tố
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.
- Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
- Hiện nay, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Cẩm Phả có ngành nào sau đây?
Câu 3:
Cho biểu đồ về dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 2010 – 2019:
(Nguồn: Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi thấp nhất trong các núi sau đây?
Câu 5:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM 2019
(Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)
Quốc gia |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
Ma-lai-xi-a |
3 788,8 |
7 290,9 |
Phi-li-pin |
3 729,7 |
1 577,4 |
Xin-ga-po |
3 197,8 |
4 091,0 |
Thái Lan |
5 272,1 |
11 655,6 |
(Nguồn: theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019)
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào có cán cân xuất siêu năm 2019?
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc Tây Nguyên?
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết điểm du lịch nào sau đây là tài nguyên du lịch tự nhiên?
Câu 8:
Ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng ở thượng lưu các sông ở Đông Nam Bộ là
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?
Câu 10:
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay là
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn?
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết mỏ vàng Na Rì thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 13:
Ở nước ta chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là
Câu 14:
Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Trung du miền núi Bắc Bộ là
Câu 15:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2019
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
2005 |
2010 |
2015 |
2019 |
Điều |
348,1 |
379,3 |
290,4 |
294,9 |
Cao su |
482,7 |
748,7 |
985,6 |
922,0 |
Cà phê |
497,4 |
554,8 |
643,3 |
683,8 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?