Câu hỏi:
01/11/2024 946Việc bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể
A. dự đoán chính xác những thời cơ trong tương lai.
B. phát hiện chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
D. rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ cuộc sống.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Việc bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
Việc bảo tồn di sản văn hóa và di sản thiên nhiên theo hình thức ban đầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp các nhà sử học tái hiện và trình bày lại lịch sử một cách chân thực, chính xác. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những dấu ấn hữu hình của quá khứ, mang trong mình nhiều thông tin và giá trị văn hóa, xã hội và lịch sử. Khi các di sản được giữ gìn trong trạng thái nguyên vẹn, chúng trở thành những nguồn tư liệu quý giá, cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về thời kỳ mà chúng ra đời, từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện về cuộc sống, phong tục, tập quán và tư tưởng của con người thời xưa.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn di sản theo đúng dạng thức còn giúp tránh tình trạng làm sai lệch, thậm chí làm biến đổi giá trị của chúng. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ sau về ý thức bảo vệ di sản và niềm tự hào về cội nguồn, bản sắc văn hóa của dân tộc.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
2. Sử học với sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa
- Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa.
- Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:
+ Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )
+ Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang... gắn với quảng bá di sản văn hoá).
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).
- Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:
+ Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,...).
+ Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,... của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).
+ Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển của du lịch?
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về mối quan hệ gắn bó giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
Câu 5:
Thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a) được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào thời gian nào?
Câu 6:
Ngày 24/11/2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 36/2005/QĐ-TTg, lấy ngày 23/11 hằng năm là ngày
Câu 9:
Việt Nam đượcTổ chức Giải thưởng Du lịch th (WTA) công nhận là “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa” vào thời gian nào?
Câu 10:
Đối với nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hóa có vai trò là
Câu 11:
Năm 2021, tổ chức UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ (I-t-al-li-a) cần “quản lí du lịch bền vững hơn” nhằm mục đích
Câu 13:
Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với các ngành công nghiệp văn hóa?
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của các ngành công nghiệp văn hóa với sử học?
Câu 15:
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 65/SL về việc bảo tồn di tích trên toàn cõi Việt Nam vào thời gian nào?