Câu hỏi:
29/07/2024 1,275Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm
A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.
B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống.
C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.
B, C, D là những ứng dụng từ quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ.
→ A đúng ,B,C,D sai
Quá trình phân giải ở vi sinh vật
- Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thàn những chất đơn giản.
Quá trình phân giải ở vi sinh vật
- Vai trò: Quá trình phân giải giúp hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
1.Phân giải các hợp chất carbohydrate
- Cơ chế:
+ Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ các enzyme phân giải polysaccharide do chúng tiết ra tạo thành đường đơn (điển hình là glucose).
- Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men (lên men rượu hoặc lên men lactic).
- Ứng dụng:
+ Sử dụng nhóm vi khuẩn lên men lactic để sản xuất sữa chua, sản xuất lactic acid hoặc muối chua rau, củ, quả, thịt, cá, tôm.
+ Sử dụng nhóm vi khuẩn lên men rượu để tạo ra các sản phẩm chứa cồn như rượu, nước trái cây lên men, lên men bột bánh mì,...
2. Phân giải protein
- Cơ chế: Vi sinh vật sinh tổng hợp protease để phân giải protein thành các amino acid.
- Ứng dụng: Sản xuất nước mắm, nước tương,…
3. Phân giải lipid
- Vi sinh vật phân giải lipid tạo thành glycerol và acid béo.
4. Phân giải nucleic acid
- Vi sinh vật tiết enzyme nuclease để phân giải nucleic acid thành các nucleotide.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?
Câu 2:
Cho các sản phẩm sau:
(1) Rượu
(2) Sữa chua
(3) Nước mắm
(4) Nước trái cây lên men
Trong số các sản phẩm trên, số sản phẩm của quá trình lên men rượu là
Câu 3:
Cho các thành tựu sau đây:
(1) Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm
(2) Sản xuất mì chính
(3) Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)
(4) Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học
Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid của vi sinh vật?
Câu 5:
Cho các ứng dụng sau:
(1) Sản xuất protein đơn bào.
(2) Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối.
(3) Sản xuất chất kháng sinh.
(4) Sản xuất acid amin.
Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
(1) Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra bên trong cơ thể vi sinh vật.
(2) Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate sử dụng các enzyme do vi sinh vật tiết ra.
(3) Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là glucose.
(4) Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là
Câu 7:
Sản xuất nước mắm là ứng dụng của quá trình nào sau đây ở vi sinh vật?
Câu 8:
Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?
Câu 9:
Có bao nhiêu quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
(1) Phân giải đường làm chua dưa muối.
(2) Phân giải protein trong làm nước mắm và tương.
(3) Phân giải protein của đồ ăn.
(4) Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa.
Câu 10:
Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?
Câu 11:
Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?
Câu 12:
Cho một số vai trò sau:
(1) Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.
(2) Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.
(3) Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.
(4) Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.
Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?
Câu 13:
Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là