Câu hỏi:

21/11/2024 179

Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?


A. Phù hợp với phong tục tập quán lâu đời của người dân Trung Quốc.



B. Tạo ra hệ thống tôn ti, trật tự phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.


Đáp án chính xác


C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ, tôn sùng.


D. Nho giáo chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B
 
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì tạo ra hệ thống tôn ti, trật tự phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
 
- Bên cạnh đó quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:
 

+ Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.

+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Nho Giáo

- Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Chủ trương: Dùng đạo đức để cai trị và tôn ti trật tự xã hội

- Thời Đường việc tổ chức khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách đạo Nho => vị trí Nho Giáo ngày càng vững chắc trong xã hội Trung Quốc.

2. Văn học, sử học

- Văn học:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,…

+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..

+ Thời Nguyên, tiểu thuyết ra đời và đạt đỉnh cao dưới thời Minh – Thanh, tiêu biểu là Thủy Hử ( Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cầm).

- Sử học:

+ Ngoài bộ Sử kí của Tư Mã Thiên thời Hán, các triều đại khác đã biên soạn nhiều tác phẩm khác như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…

+ Thời Minh - Thanh có những bộ bách khoa đồ sợ như Vĩnh lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

2. Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

- Kiến trúc: Có 3 loại hình:

+ Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành…

+ Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng…

+ Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm

- Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….

- Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu), nghệ thuật vẽ tranh họa pháp kết hợp với nghệ thuật viết chữ thư pháp.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

 

 
 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thể loại văn học sau đây được coi là đỉnh cao nhất của thơ ca Trung Quốc thời phong kiến?

Xem đáp án » 21/07/2024 505

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phản ánh thành tựu của điêu khắc, kiến trúc, hội họa của Trung Quốc thời phong kiến?

Xem đáp án » 22/07/2024 469

Câu 3:

Trong quan điểm của Nho giáo, “tam cương” được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 367

Câu 4:

Ở Trung Quốc, thể loại văn học tiểu thuyết chương hồi phát triển đến đỉnh cao dưới thời

Xem đáp án » 19/07/2024 194

Câu 5:

Tiểu thuyết “Tây du kí” do ai sáng tác?

Xem đáp án » 21/07/2024 188

Câu 6:

Quần thể kiến trúc cung điện lớn và đẹp nhất Trung Quốc là

Xem đáp án » 19/07/2024 176

Câu 7:

Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến?

Xem đáp án » 23/07/2024 165

Câu 8:

Ở Trung Quốc thời phong kiến, loại hình kiến trúc cung điện phát triển, đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu là công trình

Xem đáp án » 19/07/2024 163

Câu 9:

Bộ sử nổi tiếng dưới thời Hán là

Xem đáp án » 22/07/2024 158

Câu 10:

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc từ

Xem đáp án » 23/07/2024 146

Câu 11:

Nhà thơ hiện thực xuất sắc nhất dưới thời Đường là

Xem đáp án » 20/07/2024 143

Câu 12:

Người đặt nền móng cho nền sử học phong kiến Trung Quốc là

Xem đáp án » 22/07/2024 139

Câu 13:

Trong quan điểm của Nho giáo, “ngũ thường” được hiểu là

Xem đáp án » 19/07/2024 118

Câu 14:

Tào Tuyết Cần là tác giả của bộ tiểu thuyết nào dưới đây?

Xem đáp án » 21/07/2024 105

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »