Câu hỏi:
23/11/2024 150Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giói đã diễn ra sự kiện gì bất lợi và có lọi cho các nước?
A. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học-kĩ thuật
B. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự bùng nổ dân số
C. Sự bùng nổ dân số và tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú
D. Sự bùng nồ dân số và sự đồi mới kinh tế, chính trị của các nước
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giói đã diễn ra sự kiện Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học-kĩ thuật,bất lợi và có lọi cho các nước.
- Bất lợi:
+ Khủng hoảng năng lượng khiến giá dầu tăng cao, gây suy thoái kinh tế, lạm phát ở nhiều nước.
+ Các nước kém phát triển khó tiếp cận công nghệ, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
- Lợi ích:
+ Thúc đẩy nghiên cứu năng lượng thay thế và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất.
+ Các nước giàu tài nguyên dầu mỏ hưởng lợi từ giá dầu tăng.
Sự kiện này làm nổi bật nhu cầu đổi mới và giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991.
1. Sự khửng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
a. Bối cảnh lịch sử:
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Tình hình Liên Xô: Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.
- Tháng 3/1985, M. Gooc-ba-chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước
- Đường lối cải tổ của Liên Xô tập trung vào việc: “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
- Hậu quả: đất nước Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng.
+ Kinh tế hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..); thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
- Tháng 8/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gooc-ba-chốp thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang, Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) được thành lập.
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ( nửa sau những năm 1970 đến 1991).
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, từ cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng, trì trệ:
+ Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
+ Đời sống chính trị - xã hội không ổn định. Lực lượng phản cách mạng kích động quần chúng nhân dân nổi dậy chống chính quyền.
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu thực hiện một số cải cách trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị song thất bại => cuối những năm 80 – đầu những năm 90, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu.
- Ngày 3/10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hiểu các nước ở Đông Âu theo nghĩa lịch sử như thế nào cho đúng?
Câu 2:
Trước những biến đổi của tình hình thế giới trong những năm 70, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô đã làm gì?
Câu 3:
Hội đồng tương trự kinh tế (SEV) được thành lập vào thời gian nào?
Câu 4:
Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?
Câu 5:
“Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung” được kí kết vào thời gian nào?
Câu 6:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu CO’ bản gì thể hỉện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu?
Câu 7:
Từ lúc thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tồn tại được bao nhiên năm?
Câu 8:
Ba nước cộng hòa đầu tiên li khai khỏi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là:
Câu 9:
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho Hội đồng tương trơ kinh tế chấm dứt hoạt dông?
Câu 10:
Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hỉệm âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
Câu 13:
Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn Liên bang vào thời điểm nào?
Câu 14:
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ Liên Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?
Câu 15:
Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?