Câu hỏi:

12/11/2024 210

Trong thành phần chất nào sau đây có nguyên tố nitơ?

A. Etyl axetat.          

B. Trimetylamin.      

Đáp án chính xác

C. Tinh bột.            

D. Glucozơ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Trong thành phần Trimetylamin,có nguyên tố nitơ.

- Etyl Axetat có công thức hóa học là CH3COOC2H5 . Công thức phân tử là C4H8O2. Ethyl Acetat là một trong 6 đồng phần của C4H8O2 mang đầy đủ tính chất của một este.

→ A sai.

-  tinh bột được tạo thành từ 3 nguyên tố hydro (hydrogen), oxy (oxygen) và cacbon (carbon) với công thức chung là ((C6H10O5)n).

→ C sai

-  Glucozơ là một hợp chất tạp chức ở dạng mạnh hở phân tử có cấu tạo của một andehit đơn chức và ancol 5 chức. 

→ D sai.

* Khái niệm

- Khi thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

- Ví dụ:

CH3–NH2; CH3–NH–CH3; CH3NCH3                CH3; CH2=CH–CH2NH2; C6H5NH2

2. Phân loại

Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

a) Theo gốc hiđrocacbon

– Amin mạch hở: CH3NH2, C2H5NH2, ...

– Amin thơm: C6H5NH2, CH3C6H4NH2, ...

– Amin dị vòng :Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (ảnh 1) ;…

b) Theo bậc amin

– Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ.

Theo đó, các amin được phân loại thành:

Amin bậc I

Amin bậc II

Amin bậc III

R–NH2

R–NH–R’

 

R, R’ và R’’ là gốc hiđrocacbon

- Ví dụ: amin bậc I: CH3CH2CH2NH2

amin bậc II: CH3CH2NHCH3

amin bậc III: CH3NCH3                CH3

3. Đồng phân

Amin thường có đồng phân về:

– Mạch cacbon.

– Vị trí nhóm chức.

– Bậc của amin.

Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C3H9N có các đồng phân:

CH3 – CH2 – CH2 – NH2

CH3 – CH (NH2) – CH3

CH3 – NH – CH2 – CH3

CH3NCH3                CH3

4. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc – chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

a) Tên pháp gốc – chức = Tên gốc hiđrocacbon + amin

b) Tên thay thế = Tên hiđrocacbon + vị trí + amin

Ví dụ : CH3NH2 (Metanamin), C2H5–NH2 (Etanamin), CH3CH(NH2)CH3 (Propan - 2 - amin), ...


Lưu ý:

– Tên các nhóm ankyl đọc theo thứ tự chữ cái a, b, c, … + amin.

– Với các amin bậc 2 và 3, chọn mạch dài nhất chứa N làm mạch chính:

+ Có 2 nhóm ankyl → thêm 1 chữ N ở đầu.

Ví dụ : CH3–NH–C2H5 : N–metyletanamin.

+ Có 3 nhóm ankyl → thêm 2 chữ N ở đầu (nếu trong 3 nhóm thế có 2 nhóm giống nhau).

Ví dụ : CH3–N(CH3)–C2H5 : N, N–đimetyletanamin.

+ Có 3 nhóm ankyl khác nhau → 2 chữ N cách nhau 1 tên ankyl.

Ví dụ : CH3–N(C2H5 )–C3H7 : N–etyl–N–metylpropanamin.

– Khi nhóm –NH2 đóng vai trò nhóm thế thì gọi là nhóm amino.

Ví dụ : CH3CH(NH2)COOH (axit 2–aminopropanoic).

II. Tính chất vật lý

– Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hóa. Khi để trong không khí các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen vì bị oxi hóa.

- Các amin đều độc.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Hoá 12 Bài 9: Amin

Mục lục Giải SBT Hóa 12 Bài 9: Amin

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hiđro hóa hoàn toàn 17,08 gam hỗn hợp chất béo X (đều chứa 7 liên kết pi (π) trong phân tử), cần vừa đủ 1,792 lít khí H2. Đun nóng 17,08 gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam hợp chất của natri. Giá trị của m là

Xem đáp án » 23/07/2024 1,699

Câu 2:

Đun nóng 8,8 gam este X (có công thức C4H8O2) với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được một muối và 4,6 gam một ancol. Tên gọi của X là

Xem đáp án » 21/07/2024 1,307

Câu 3:

Cho 3,1 gam metylamin tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án » 19/07/2024 964

Câu 4:

Cho hỗn hợp gồm 13,2 gam CH3COOC2H5 và 8,15 gam C2H5NH3Cl tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án » 19/07/2024 827

Câu 5:

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch KOH tạo thành HCOOK và C2H5OH?

Xem đáp án » 21/07/2024 534

Câu 6:

Cho các phát biểu sau:

(a) Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.

(b) Dung dịch phenol có tính axit nên phenol làm quì tím hoá đỏ.

(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(d) Metyl amin tác dụng với dung dịch NaNO2 trong HCl giải phóng khí N2.

(e) Trong phân tử peptit Ala-Val-Glu có 4 nguyên tử oxi.

(g) Poli (phenol-fomanđehit) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án » 21/07/2024 512

Câu 7:

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ít tan trong nước?

Xem đáp án » 19/07/2024 431

Câu 8:

Số nguyên tử oxi có trong phân tử tripanmitin là

Xem đáp án » 23/07/2024 429

Câu 9:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án » 23/07/2024 365

Câu 10:

Số nguyên tử hiđro trong phân tử đimetylamin là

Xem đáp án » 19/07/2024 328

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 21/07/2024 312

Câu 12:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.

(b) Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.

(c) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.

(d) Mỡ lợn, dầu lạc có thành phần chính là chất béo.

(e) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH xảy ra phản ứng thủy phân.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án » 21/07/2024 299

Câu 13:

Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là

Xem đáp án » 20/07/2024 298

Câu 14:

Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được CO2, H2O và 0,336 lít khí N2. Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

Xem đáp án » 21/07/2024 293

Câu 15:

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,425 mol. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm hai muối và 28,6 gam hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,25 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,15 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là

Xem đáp án » 19/07/2024 292

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »