Câu hỏi:
13/12/2024 184Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Bó His
B.C
C. Động mạch
D. Mao mạch
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Trong hệ tuần hoàn của người, Bó His thuộc hệ dẫn truyền tim
- Tĩnh mạch,động mạnh,mao mạch thuộc hệ mạch
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
1. Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ những bộ phận nào?
Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô
Tim: là một bơm hút và đẩy máy chảy trong hệ thống mạch máu
Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn là gì?
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác
Đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể
3. Các dạng của hệ tuần hoàn là gì?
Hệ tuần hoàn hở:
- Có ở đa số động vật thuộc ngành chân khớp và một số loài thân mềm
- Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô, gọi chung là máu.
- Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.
Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở giun đốt, một số thân mềm và động vật có xương sống
- Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim
- Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh
- Hệ thừa hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá xương, cá sụn) hoặc hệ tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
4. Tim có cấu tạo như thế nào?
Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.
5. Tim hoạt động như thế nào?
Tính tự động của tim:
- Khả năng tự co dãn của tim gọi là tính tự động của tim
- Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim
Chu kì hoạt động của tim (chu kì tim):
Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.
6. Cấu tạo của hệ mạch là gì?
- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo từ 3 lớp
- Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều, từ chân về tim
- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt
7. Hệ mạch hoạt động như thế nào?
Huyết áp: là áp lực của máu lên thành mạch
- Huyết áp tâm thu: tâm thất co
- Huyết áp tâm trương: tâm thất dãn
- Huyết áp ở người thường được đo ở cánh tay: huyết áp động mạch
- Trong suốt chiều dài hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ có sự giảm rõ rệt về huyết áp.
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
- Biến động vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện mạch máu
- Vận tốc máu trong hệ mạch có thể thay đổi (VD: khi huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng và ngược lại.
Trao đổi chất ở mao mạch
- Mao mạch có đường kính từ 5 - 10 um và có chiều dài khoảng 0,4 - 2 mm.
- Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi giữa máu và tế bào cơ thể khoảng 500-700 m2
- Thành mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua
- Máu trao đổi chất với tế bào cơ thể thông qua dịch mô.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 4:
Nhịp tim của nghé là 50 lần/phút, giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt là 1:3:4. Trong 1 chu kì tim, thời gian để tâm nhĩ nghỉ ngơi là bao nhiêu giây?
Câu 6:
Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
Câu 9:
Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axit) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hiện tượng trên có ý nghĩa?
(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Enzim đặc trưng ở khu vực đó.
(2) Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt VSV kí sinh.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu hóa: mỗi loại chất dinh dưỡng được tiêu hóa ở 1 vùng nhất định của ống tiêu hóa.
(4) Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.
Tổ hợp ý đúng là:
Câu 10:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tuần hoàn máu?
I. Ở hầu hết động vật thân mềm và giun đốt có hệ tuần hoàn hở.
II. Động mạch có đặc điểm: thành dày, dai, bền chắc, có tính đàn hồi cao.
III. Máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ sự chênh lệch huyết áp.
IV. Nhịp tim nhanh hay chậm là đặc trưng cho từng loài.
V. Bó His của hệ dẫn truyền tim nằm giữa vách ngăn hai tâm thất.
Câu 12:
Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cung mang, các phiến mang xòe ra khi có lực đẩy của nước
II. Miệng và nắp mang cùng tham gia vào hoạt động hô hấp
III. Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu
IV. Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxi trong nước
Câu 13:
Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu nhịn thở thì sẽ làm tăng nhịp tim.
II. Nếu khiêng vật nặng thì sẽ tăng nhịp tim.
III. Nếu tăng nhịp tim thì sẽ góp phần làm giảm độ pH máu.
IV. Hoạt động thải CO2 ở phổi góp phần làm giảm độ pH máu.
Câu 14:
Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở người bình thường?
I. Khiêng vật nặng.
II. Hồi hộp, lo âu.
III. Cơ thể bị mất nhiều máu.
IV. Cơ thể bị mất nước do bị bệnh tiêu chảy.
Câu 15:
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?