Câu hỏi:

24/07/2024 2,563

Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?


A. Chữ Phạn.



B. Chữ Nôm.


Đáp án chính xác


C. Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", bảng chữ cái Latinh là thành tựu của người La Mã cổ đại.


D. à bộ chữ hiện dùng để ghi tiếng Việt dựa trên các bảng chữ cái Latinh của nhóm ngôn ngữ Rôman (chủ yếu là Tiếng Bồ Đào Nha)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi tiếng nói dân tộc. 

Được sử dụng từ 5.000 năm trước Công nguyên, tiếng Phạn vẫn là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ. 

→ A sai

Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", bảng chữ cái Latinh là thành tựu của người La Mã cổ đại.

→ C sai

chữ Quốc Ngữ là bộ chữ hiện dùng để ghi tiếng Việt dựa trên các bảng chữ cái Latinh của nhóm ngôn ngữ Rôman (chủ yếu là Tiếng Bồ Đào Nha)

→ D sai

* Giáo dục và văn học

a. Giáo dục

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.

- Năm 1076, triều đình xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại.

- Dưới thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quý tộc, quan lại học tập.

- Năm 1247, kì thi Tam khôi đầu tiên được tổ chức.

- Năm 1374, kì thi Tiến sĩ đầu tiên được tổ chức.

- Tinh thần “tôn sự trọng đạo” được đề cao, thể hiện qua việc tôn thờ nhà giáo Chu Văn An trong Quốc Tử Giám.

 Đến thời Lê sơ, nền giáo dục và thi cử ngày càng quy củ. Khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại.

- Từ năm 1463, cứ 3 năm một lần triều đình tổ chức thì Hội tại kinh thành, thi Hương tại địa phương.

- Năm 1484, triều đình đặt ra lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu.

- Tại các địa phương, bên cạnh các trường do nhà nước quản lí còn có các trường tư. Con em bình dân ưu tú cũng được đi học, đi thi và bổ nhiệm làm quan.

=> Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX, giáo dục Nho học tiếp tục đóng vai trò chủ yếu đào tạo quan lại và nâng cao dân trí. Nền giáo dục Đại Việt phát triển và sản sinh nhiều bậc hiền tài như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,...

b. Chữ viết

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo chữ Nôm để ghi tiếng nói dân tộc. Các vua Hồ Quý Ly, Quang Trung rất có ý thức để cao chữ Nôm, bên cạnh chữ Hán.

- Đến thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ ra đời từ sự cải tiến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và phát triển trở thành chữ viết chính thức ngày nay của Việt Nam.

c. Văn học

 Văn học chữ Hán:

+ Chủ yếu là thơ, phú, hịch, thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ), Nam quốc sơn hà (không rõ tác giả), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (các tác giả trong Hội Tao Đàn), Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ)....

+ Thế kỉ XVIII, văn xuôi tự sự chữ Hán đạt thành tựu lớn: tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái); truyện kí: Thượng kinh ký sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ),...

- Văn học chữ Nôm:

+ Xuất hiện từ thế kỉ XIII, phát triển mạnh vào các thế kỉ XVI – XIX:

+ Tác phẩm tiêu biểu: Văn tế cá sấu (Hàn Thuyên), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Binh Khiêm), Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đào Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan,.. nổi tiếng hơn cả là Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),…

- Văn học dân gian:

+ Tiếp tục phát triển mạnh trong các thế kỉ XVI – XVIII.

+ Những tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử,... được đúc kết dưới dạng thơ, ca dao, tục ngữ thể hiện những suy tư của cá nhân về cuộc sống, về chiến tranh, tình yêu nam nữ, tình yêu thiên nhiên, thể hiện khát vọng sống tự do, hoà bình.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 12,766

Câu 2:

Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại nào sau đây?

Xem đáp án » 17/12/2024 9,042

Câu 3:

Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 6,753

Câu 4:

Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là

Xem đáp án » 21/07/2024 5,347

Câu 5:

Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?

Xem đáp án » 17/12/2024 4,749

Câu 6:

Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là

Xem đáp án » 19/07/2024 2,085

Câu 7:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án » 27/07/2024 1,545

Câu 8:

Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?

Xem đáp án » 17/12/2024 1,439

Câu 9:

Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,216

Câu 10:

Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý - Trần là

Xem đáp án » 17/12/2024 944

Câu 11:

Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

Xem đáp án » 17/12/2024 897

Câu 12:

Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến là

Xem đáp án » 17/12/2024 880

Câu 13:

Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là

Xem đáp án » 19/07/2024 655

Câu 14:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?

Xem đáp án » 17/12/2024 520

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »