Câu hỏi:
23/07/2024 12,827
Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?
Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?
A. Ngô - Đinh - Tiền Lê.
A. Ngô - Đinh - Tiền Lê.
B. Lý - Trần.
C. Lê sơ - Lê trung hưng.
D. Tây Sơn - Nguyễn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Phật giáo phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập ở nước ta và trở thành quốc giáo thời Lý - Trần. (SGK - Trang 110)
* Khái niệm văn minh Đại Việt
- Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
- Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long.
* Cơ sở hình thành
- Trên cơ sở kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.
- Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng,... Thành tựu văn minh phát triển nhanh chóng và vững chắc qua các bước chuyển biến mạnh mẽ vị thế đất nước.
+ Thế kỉ X gắn với sự nghiệp khôi phục nền tự chủ sau hơn nghìn năm Bắc thuộc của các chính quyền họ Khúc Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê.
+ Việc dời đô từ Hoa Lư (thuộc Ninh Bình ngày nay) ra Đại La và đổi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là một bước tiến mới với sự phát triển mọi mặt của quốc gia Đại Việt; bên cạnh kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển tạo nên những sắc thái mới.
+ Cương vực lãnh thổ đất nước từng bước được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau, mở rộng từ đất liền ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm.
- Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.
* Về tư tưởng, tôn giáo
a. Tư tưởng yêu nước thương dân:Phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân.
- Dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.
- Thân dân: gần dân, yêu dân; vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.
b. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên:tiếp tục phát triển qua việc xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các Thành hoàng làng, các vị tổ nghề,…, tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của người Việt.
=> Người Việt sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hoà nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hoá rất nhân văn.
c. Phật giáo:phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần.
- Dưới thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập.
- Thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, vua Trần Nhân Tông được vinh danh là Phật hoàng.
- Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
d. Đạo giáo:phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội.
e. Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.
- Thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử.
- Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước.
=> Các tín ngưỡng và tôn giáo Đại Việt có sự hoà đồng (nhất là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của nhân dân. Thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam, từng bước tạo nên những nét văn hoá mới trong các cộng đồng cư dân.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại nào sau đây?
Văn học Đại Việt trong các thế kỉ X - XV không bao gồm thể loại nào sau đây?
Câu 2:
Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
Câu 3:
Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là
Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là
Câu 4:
Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?
Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?
Câu 5:
Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
Câu 6:
Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
Câu 8:
Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?
Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?
Câu 9:
Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?
Câu 12:
Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến là
Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến là
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?