Câu hỏi:

07/10/2024 3,162

Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới thể hiện xu thế toàn cầu hóa là

A. EU

Đáp án chính xác

B. APEC

C. AFTA

D. NAFTA

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

- Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới thể hiện xu thế toàn cầu hóa là EU

Liên minh châu Âu (EU): là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm 1993 với mục tiêu thống nhất thị trường chung, thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và chính trị giữa các quốc gia thành viên. EU có 27 quốc gia thành viên, với dân số hơn 447 triệu người và GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hơn 17.700 tỷ USD (số liệu năm 2023)

Vậy A đúng

- APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương): APEC là một diễn đàn kinh tế phi chính thức gồm 21 quốc gia thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APEC tập trung vào việc thúc đẩy thương mại tự do và hợp tác kinh tế trong khu vực.

Vậy B sai

- AFTA (Hiệp hội Thương mại tự do ASEAN): AFTA là một hiệp định thương mại tự do giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN. AFTA nhằm mục đích loại bỏ các rào cản thương mại giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

Vậy C sai

- NAFTA (Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ): NAFTA là một hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mexico và Hoa Kỳ. NAFTA nhằm mục đích loại bỏ các rào cản thương mại giữa ba nước, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động.

Vậy D sai

*  XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3. Biểu hiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.

+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...

⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.

4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa

* Tác động tích cực:

- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tác động tiêu cực:

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).

- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..

5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa

a. Thời cơ:

- Chiếm lĩnh thị trường.

- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.

- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...

b. Thách thức:

- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.

- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX

Xem đáp án » 22/07/2024 40,424

Câu 2:

Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?

Xem đáp án » 23/07/2024 22,939

Câu 3:

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm mục tiêu gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 19,873

Câu 4:

Một trong những tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là

Xem đáp án » 07/11/2024 17,005

Câu 5:

Cách mạng khoa học-kĩ thuật đặt ra cho các dân tộc yêu cầu gì cho sự sinh tồn của Trái Đất?

Xem đáp án » 23/07/2024 10,177

Câu 6:

Tổ chức liên kết kinh tế thể hiện xu thế toàn cầu hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là

Xem đáp án » 23/07/2024 7,256

Câu 7:

Từ những năm 40 của thế kỷ XX lịch sử thế giới đã diễn ra

Xem đáp án » 23/07/2024 5,376

Câu 8:

Một tác động tích cực của cách mạng khoa học - công nghệ là

Xem đáp án » 23/07/2024 4,067

Câu 9:

Hai quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ là

Xem đáp án » 23/07/2024 3,482

Câu 10:

Cách mạng khoa học – công nghệ đã gây nên những hậu quả tiêu cực, trong đó nghiêm trọng nhất là

Xem đáp án » 23/07/2024 2,959

Câu 11:

Xu thế toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện từ thời gian nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 2,738

Câu 12:

Hình ảnh dưới đây nói đến sự kiện nào ?
Hình ảnh dưới đây nói đến sự kiện nào ? (ảnh 1)

Xem đáp án » 22/07/2024 1,016

Câu 13:

Vấn đề nào sau đây “có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân Việt Nam” trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay?

Xem đáp án » 23/07/2024 864

Câu 14:

Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

Xem đáp án » 31/08/2024 587

Câu 15:

Nguồn gốc chính của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật nửa sau thế kỷ XX là gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 428

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »