Câu hỏi:
24/11/2024 40,641
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX là
A. đưa loài người bước sang nền văn minh công nghiệp
B. giải quyết triệt để các mâu thuẫn xã hội
C. đưa loài người bước sang nền văn minh nông nghiệp
D. thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX là thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
D đúng
- A sai vì quá trình công nghiệp hóa đã bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cuối thế kỷ XX chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế tri thức và công nghệ thông tin.
- B sai vì cuộc cách mạng này chủ yếu tập trung vào phát triển công nghệ, nâng cao năng suất và thay đổi cấu trúc kinh tế. Mâu thuẫn xã hội là vấn đề phức tạp và đa chiều, không thể giải quyết triệt để chỉ bằng tiến bộ khoa học và công nghệ.
- C sai vì quá trình này đã diễn ra từ hàng ngàn năm trước khi cuộc cách mạng công nghệ hiện đại bùng nổ. Các cách mạng khoa học – công nghệ thường tập trung vào các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, không phải là nhân tố quyết định chính trong việc xây dựng nền nông nghiệp sớm của loài người.
*) Tìm hiêủ thêm về " Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó"
1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
3. Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.
+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...
⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Giải Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
Câu 2:
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm mục tiêu gì?
Câu 4:
Cách mạng khoa học-kĩ thuật đặt ra cho các dân tộc yêu cầu gì cho sự sinh tồn của Trái Đất?
Câu 5:
Tổ chức liên kết kinh tế thể hiện xu thế toàn cầu hóa của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là
Câu 9:
Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới thể hiện xu thế toàn cầu hóa là