Câu hỏi:
18/11/2024 127Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật?
A. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề.
B. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
C. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy nhiều nơi.
D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm nổi bật là Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị; 80% tàu bè; 34% máy móc bị phá hủy; 13 triệu người chết và thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.
→ A đúng.B,C,D sai.
* NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1952
1. Tình hình nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Bị thiệt hại nặng nề: gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá nghiêm tronhj; 13 triệu người thất nghiệp, đói rét,...
- Bị quân đội Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).
2. Quá trình dân chủ hóa nước Nhật.
Để thực hiện dân chủ hóa nước Nhật, Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.
a. Chính trị:
- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh; giải tán các đảng phái quân phiệt.
- 3/5/1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến (nhưng thực tế làchế độ dân chủ đại nghị tư sản).
- Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.Không mang quân đội ra nước ngoài.
b. Kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.
- Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
- Dân chủ hóa lao động.
⇒ Ý nghĩa:
- Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân.
- Là một nhân tố quan trọng góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng khắc phục những khó khăn sau chiến tranh và là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này.
3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ:
+ 8/9/1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết ⇒ Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
+ 8/9/1951, Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico được kí kết, chấm dứt chế độc chiếm đóng của Đồng minh tại Nhật Bản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Học thuyết Phucưđa (1977) chủ trương củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước ở khu vực nào?
Câu 2:
Học thuyết nào áp dụng từ năm 1991 đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?
Câu 3:
Học thuyết nào thể hiện Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang sau thất bại ở chiến trường Việt Nam?
Câu 4:
Thách thức đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 là
Câu 5:
Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cẩu” trong những năm 1945 – 1973 ?
Câu 7:
Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm các cơ quan chính là
Câu 9:
Những thành tựu chủ yếu về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 10:
Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là
Câu 11:
Năm 1996, khi bàn về Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, hai nước Mĩ và Nhật Bản đã cam kết
Câu 13:
Sau chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào
Câu 14:
Khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000 rất phát triển với biểu hiện là
Câu 15:
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với