Câu hỏi:

24/01/2025 8

Thay ... trong đoạn văn sau bằng một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn:

Tôi sinh ra và lớn lên ở một ... (vùng quê, quê hương) rất thanh bình. Tuổi thơ của tôi ...(gắn bó, gắn liền) với dòng sông mềm như dải lụa, với ...(lối đi, con đường) uốn mình dưới những vòm cây, với những ... (mảnh vườn, luống rau) tốt tươi, mùa nào thức nấy. Lớn lên, tôi tạm biệt ... (miền quê, quê nhà) lên thành phố học tập và làm việc. Tuy đi xa nhưng lúc nào lòng tôi cũng hướng về nơi ... (chôn rau cắt rốn, đất lành chim đậu) của mình.

Theo Thanh Phúc

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

* Đáp án:

vùng quê

gắn liền

con đường

mảnh vườn

quê nhà

chôn rau cắt rốn

* Kiến thức mở rộng:

TỪ VÀ CÁC LOẠI TỪ

Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại: Từ đơn và từ phức

1. Từ đơn

- Khái niệm: Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.

- Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.

- Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…

2. Từ phức

- Khái niệm: Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

- Đặc điểm của từ phức:

+ Từ phức chính là từ ghép

+ Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

-Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

VD:  Nhờ / thầy cô / ân cần /giảng dạy/,lại / có / chí / học hành / nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến / .

Câu trên được tạo thành từ 21 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo.

- Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy.

3. Từ ghép

Có hai cách để tạo từ phức là:

1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.

VD: tình thương, thương mến, ghi nhớ, thanh cao, vững chắc...

Từ ghép lại được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.

Ví dụ:

Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…

Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…

Ngoài ra, căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta còn chia làm hai loại. Đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

4. Từ láy

- Khái niệm: Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành. 

- Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp.

- Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ.

- Loại từ này có một vẻ đẹp rất riêng. Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

Ví dụ về từ láy: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…

-Phân loại:

Láy âm, láy vần, láy tiếng và lấy cả âm lẫn vần. Ngoài ra người ta còn gọi là láy đôi, láy ba, láy từ…

Nghĩa của từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc. Theo hướng mở rộng hay thu hẹp. Tăng cường hoặc giảm nhẹ.

Ví dụ: 

Láy âm đầu: săn sóc, ngay ngắn ...

Láy vần: khéo léo, mảnh khảnh ...

Láy cả âm đầu và vần: ngoan ngoãn, luôn luôn...

5. Danh từ

- Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

- Phân loại: 

Có 2 loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng.

5.1. Danh từ chung: Dùng để gọi chung tên của các sự vật. Danh từ chung gồm danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

- Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật có thể cảm nhận được bằng các giác quan như người, vật, các hiện tượng, đơn vị.

- Ví dụ:

- Danh từ chỉ người: bố, mẹ, học sinh, bộ đội,...

- Danh từ chỉ vật: bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,...

- Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, gió, bão, động đất,...

- Danh từ chỉ đơn vị: (ghép được với số đếm).

+ Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,...

+ Danh từ chỉ thời gian: ngày, tháng, năm, giờ, phút,...

+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mét, cân, khối, sải tay,...

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: thôn, xã, trường, lớp,...

+ Danh từ chỉ tập thể: cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,...

- Danh từ trừu tượng: Là các khái niệm trừu tượng tồn tại trong nhận thức của người, không nhìn được bằng mắt.

- Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui,...

5.2. Danh từ riêng: Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh.

Ví dụ:

Chỉ tên người: Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền,...

Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Người, Bác Hồ,...

Từ chỉ sự vật được nhân hoá: Cún, Dế Mèn, Lúa,...

Từ chỉ tên địa phương: Hà Nội,SaPa, Vũng Tàu,...

Từ chỉ địa danh: Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,...

Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,...

5.3. Cụm danh từ: 

- Do danh từ chính kết hợp với từ hoặc một số từ khác. Như vậy cụm danh từ là một tổ hợp gồm 2 hay nhiều từ kết hợp lại.

- Cụm danh từ có danh từ chính đứng sau: Các từ đứng trước danh từ thường là những danh từ chỉ số lượng.

 + Ví dụ: mấy bạn học sinh, các thầy cô, những bông hoa, một chiếc ô tô,...

- Cụm danh từ có danh từ chính đứng trước: Các từ đứng sau danh từ thường bổ sung về tính chất, đặc điểm của danh từ chính.

 +Ví dụ: áo đỏ, mưa rào, ghế nhựa, con nuôi, bố đẻ, cửa sắt, gà trống, ô tô con,…

6. Động từ

- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.

Ví dụ: 

- Động từ chỉ hoạt động : Đi, chạy ,nhảy,…

- Động từ chỉ trạng thái : Vui, buồn, giận, …

- Chức năng: 

+ Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.

- Phân loại:

+ Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

+ Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.

6.1. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái:

a) Động từ chỉ hoạt động

- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.

  + Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,...

- Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.

b) Động từ chỉ trạng thái

- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

 + Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,...

- Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.

- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,...

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái:

 Nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

    +   ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…

    +   ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…

    +   ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…

    +   ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…

- Một số ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :

- Một số từ vừa được coi là Động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.

- Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).

VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )

VD: Tôi // còn việc phải làm

       Làng tôi // có con sông xanh uốn quanh cánh đồng lúa chín

    + Động từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, thành, biến thành, hóa thành, trở nên, trở thành, sinh ra, hóa ra,...

VD: Tấm // hóa thành nàng tiên trốn trong quả thị

       Con người // trở nên ích kỷ khi lòng tham nổi lên

    + Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,...

VD: Bác Hồ // quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng

       Cậu gió // không nỡ thổi mạnh lay động cành cây đánh thức chú sơn ca

    + Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phi,...

VD: Cậu // cần hoàn thành tài liệu này trước ngày mai

       Học sinh // nên học hành chăm chỉ

    + Động từ chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,...

VD: Tớ // ước gì mình có đôi hài vạn dặm để đi khắp thế gian

       Cụ Mem-bơ // mong sẽ vẽ được một kiệt tác trong đời mình.

    + Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,...

VD: Bài thơ Tây Tiến // được sáng tác khi Quang Dũng về bên dòng Phù Lưu Chanh nhìn ngắm thiên nhiên và nhớ đến đoàn binh Tây Tiến.

Phương // bị phạt vì không làm bài tập toán

    + Động từ chỉ trạng thái so sánh: là, hơn, thua, bằng, không bằng, chẳng bằng....

VD: Mặt trời //  là hành tinh trung tâm trong hệ mặt trời.

       Gió se mùa thu // không lạnh bằng gió mùa đông bắc được

6.2. Nội động từ và ngoại động từ

a) Nội động từ

- Khái niệm: Nội động từ là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, đi, đứng, nằm,...)

- Động từ nội động cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng

VD: Mẹ    mua                    cho           tôi con mèo

              Nội động từ    Quan hệ từ       Bổ ngữ

b) Ngoại động từ

- Khái niệm: Ngoại động từ là những động từ hướng đến người, vật khác (xây, cắt, đập, phá,...)

- Ngoại động từ không cần phải có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

VD: Mọi người yêu quý                mẹ

                      Ngoại động từ    Bổ ngữ

6.3.  Cụm động từ

- Khái niệm: Cụm động từ là cụm từ có động từ là từ trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau để tạo thành.

- Chức năng: Chức năng của cụm động từ cũng giống như của động từ. Tức là cụm động từ cũng có chức năng chính là làm vị ngữ, nhưng cũng có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ . Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào? 

7. Tính từ:

Tính từ trong tiếng Việt là từ loại có khả năng biểu đạt cao nhất. Bởi lẽ mỗi tính từ có khả năng gợi hình ảnh, gợi cảm xúc ở mức độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi thì sắc thái biểu đạt của từ cũng đã khác rất nhiều.

- Khái niệm: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....

- Phân loại:

Để phân biệt tính từ trong tiếng Việt hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng thức như động từ hoặc danh từ.

Có những từ vừa có thể coi là tính từ, vừa có thể coi là động từ như từ ăn cướp trong hành động ăn cướp; hoặc từ ấy vừa là tính từ vừa là danh từ như từ thành thị trong lối sống thành thị

Dựa theo những điều trên, tính từ trong tiếng Việt có thể phân làm hai loại lớn là tính từ tự thân và tính từ không tự thân.

a) Tính từ tự thân

- Khái niệm: Tính từ tự thân (bản thân chúng là tính từ) là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, mức độ, hương vị,...của sự vật hay hiện tượng.

 + Ví dụ: đỏ, đen, cao, thấp,...

- Ta có thể phân những tính từ trong loại này thành những tiểu loại nhỏ hơn:

    + Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, vàng, xanh ngắt, tím biếc, vàng hoe,...

    + Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, dũng cảm, hèn nhát, anh hùng, tiểu nhân, đúng, sai,...

    + Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, nhỏ, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày, ngắn, dài, to, bự,...

    + Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, méo, thẳng, cong, quanh co, hun hút, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu,...

   + Tính từ chỉ âm thanh: ầm ĩ, ồn ào, xôn xao, trầm bổng, vang vọng, ồn,...

    + Tính từ chỉ hương vị: thơm, ngọt, cay, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối,...

    + Tính từ chỉ mực độ, cách thức: xa, gần, nhanh, chậm, lề mề, nhanh nhẹn,...

    + Tính từ chỉ lượng: nhiều, ít, nặng, nhẹ, vơi, đầy, vắng vẻ, đông đúc, hiu quạnh, nông, sâu,...

b) Tính từ không tự thân

- Khái niệm: Tính từ không tự thân là những từ vốn không phải tính từ mà những từ thuộc từ loại khác (danh từ, động từ) chuyển loại và được sử dụng như tính từ.

- Những tính từ không tự thân được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này chỉ được xác định khi đặt chúng trong mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ hoặc trong câu. Nếu tách chúng ra khỏi mối quan hệ ấy thì chúng không được coi là tính từ hoặc có ý nghĩa khác.

   + VD: rất Quang Dũng (chỉ phong cách, cá tính, những hành động, ngôn ngữ mang đặc trưng của tác giả này)

- Khi danh từ, động từ được sử dụng như tính từ thì ý nghĩa của chúng sẽ mang nghĩa khái quát hơn so với nghĩa thường được sử dụng của chúng.

   + VD: ăn cướp: dùng sức mạnh của bản thân để tước đoạt tài sản của người khác

=> Nghĩa hay được sử dụng

Hành động ăn cướp: những hành động có ý nghĩa hoặc tính chất giống như ăn cướp chứ không phải ăn cướp thật.

c, Cụm tính từ

- Khái niệm: Cụm tính từ là cụm từ có tính từ là trung tâm, kết hợp với các phụ trước, phụ sau để tạo thành.

- Chức năng của cụm tính từ: cũn giống như tính từ, cụm tính từ có chức năng chính là vị ngữ, nhưng có thể dùng chúng để làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.

- Chức năng:

    + Ở trong câu tính từ (cụm tính từ) có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu để bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

VD: Hôm nay, trời       //      trong veo

                 CN (Danh từ)       VN (tính từ)

Cô ấy            //         rất đáng yêu

CN (Cụm danh từ)         VN (Cụm tính từ)

    + Ngoài chức năng chính là làm vị ngữ, tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm chủ ngữ, bổ ngữ trong câu.

VD:

+ Tính từ làm chủ ngữ: Mộc mạc  // là sự bình dị, không cầu kì, vẫn giữ được vẻ tự nhiên

                             CN (tính từ)          VN (cụm danh từ/cụm tính từ/cụm động từ)

+ Tính từ làm bổ ngữ: Cô Bình // gửi cho tôi một bức thư      rất dài

                                                      động từ                           Cụm tính từ (bổ ngữ xa)

8. Trạng ngữ

- Khái niệm:

 Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.

- Ví dụ:

Chiều nay, trường tôi tổ chức sơ khảo văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11

Vì lười học, Lan đã làm bố mẹ rất buồn học.

- Tác dụng của trạng ngữ:

    + Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?

- Ví dụ:

Để bố mẹ vui lòng, Long luôn cố gắng chăm chỉ học hành.

Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi đùa vui vẻ.

- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu:

   + Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu, ta thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào câu

  + Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

- Ví dụ:

Trong vườn, những chú chim đang hót líu lo.

Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.

Xem đáp án » 23/12/2024 359

Câu 2:

Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.

Xem đáp án » 11/01/2025 181

Câu 3:

Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.

c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.

(Nguyễn Khải)

Xem đáp án » 23/12/2024 153

Câu 4:

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.

(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

(Theo Văn Thành Lê)

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối (ảnh 1)

Xem đáp án » 23/12/2024 122

Câu 5:

Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?

(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

(Theo Băng Sơn)

Xem đáp án » 23/12/2024 102

Câu 6:

Tìm vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.

b. Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt nhưng Tìm vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.  a. Vào dịp lễ Mừng xuân, chẳng những trẻ em được vui đùa thoả thích mà (ảnh 2).

Xem đáp án » 24/12/2024 74

Câu 7:

Đặt câu ghép theo các yêu cầu sau:

a. Một câu ghép sử dụng một trong các cặp kết từ: vì ... nên ..., bởi … nên ..., nhờ ...nên (mà) ...

Xem đáp án » 24/12/2024 73

Câu 8:

Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.

(Theo Trần Thanh Địch)

Xem đáp án » 23/12/2024 72

Câu 9:

Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.

(Vũ Tú Nam)

Xem đáp án » 23/12/2024 69

Câu 10:

Đặt câu ghép theo các yêu cầu sau:

b. Một câu ghép sử dụng một trong các cặp kết từ: nếu .. thì ..., hễ ... thì ..., giá ... thì ...

Xem đáp án » 24/12/2024 57

Câu 11:

Tìm đại từ nghi vấn trong các câu đố dưới đây và giải đố.

b. Bánh gì vuông vức chữ điền

Áo màu lá biếc dày viên dọc ngang

Hương xuân vị Tết nồng nàn

Ăn rồi nhớ mãi lòng chàng Lang Liêu?

(Là gì?)

Xem đáp án » 26/12/2024 55

Câu 12:

Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.

(Theo Ngô Văn Phú)

Xem đáp án » 23/12/2024 53

Câu 13:

Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.

a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.

(Xuân Quỳnh)

Xem đáp án » 23/12/2024 49

Câu 14:

Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây và cho biết các vế của mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

a. (1) Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. (2) Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh. (3) Xung quanh nhà nào cũng sum se những đào, những lê. (4) Giữa mùa đông, hoa lê trắng ngần. (5) Vào đầu xuân, hoa đào nở hồng cả trời.

(Tô Hoài)

Xem đáp án » 24/12/2024 49

Câu 15:

Tìm cặp kết từ nối các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

b. Mặc dù chúng tôi vẫn chơi với nhau, nhưng thời gian Pam dành cho tôi không còn nhiều như trước.

(Theo Minh Hương)

Xem đáp án » 24/12/2024 47