Câu hỏi:

22/07/2024 40,992

Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968

Đáp án chính xác

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968: Còn được gọi là Tết Mậu Thân 1968, đây là một cuộc tấn công bất ngờ và quy mô lớn của quân đội nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào các thành phố, thị xã và căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc tấn công này đã gây ra tổn thất nặng nề cho Mỹ và đồng minh, tạo ra một cú sốc lớn trong lòng dư luận Mỹ. Do áp lực lớn từ cuộc tổng tiến công này, Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược, giảm dần sự tham gia trực tiếp và chuyển giao nhiều trách nhiệm chiến đấu cho quân đội Sài Gòn, tiến tới chính sách "phi Mỹ hóa" chiến tranh.

B đúng.

- A sai vì cuộc Tiến công chiến lược năm 1972: Đây là một chiến dịch quân sự lớn nhưng không phải là sự kiện buộc Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hóa" chiến tranh.

- C sai vì trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972: Đây là chiến dịch không quân lớn của Mỹ nhằm vào Hà Nội và Hải Phòng, diễn ra sau khi Mỹ đã bắt đầu chính sách "phi Mỹ hóa".

- D sai vì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Đây là chiến dịch cuối cùng dẫn đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, chính sách "phi Mỹ hóa" đã được Mỹ thực hiện trước đó.

* Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

a. Bối cảnh

- Mùa xuân 1968, trên cơ sở nhận định và so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta đồng thời, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống, Đảng chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền Nam., nhằm mục tiêu:

+ Tiêu diệt bộ phận quan trọng quân Mỹ, và đồng minh.

+ Đánh đòn mạnh vào chính quyền Sai Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán, rút quân.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Cán bộ lãnh đạo phân khu I (Sài Gòn – Gia Định) họp bàn kế hoạch

tiến công trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)

b. Diễn biến chính:

* Đợt 1: Từ 30/1/1968 đến 25/02/1968.

- Ta đồng loạt tấn công và nổi dậy ở hầu hết các tỉnh, đô thị, quận lỵ Tại Sài Gòn, ta tấn công các vị trí đầu não của địch (Dinh Độc lập,Toà đại sứ Mỹ,Bộ tổng tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất,Đài phát thanh…).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Bộ đội hành quân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)

=> Kết quả: + loại khỏi vòng chiến 147.000 địch ( trong đó có 43.000 Mỹ), phá hủy khối lượng lớn vật chất và các phương tiện chiến tranh của địch.

+ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình được thành lập.

* Đợt 2 (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9)

- Do lực lượng của địch còn mạnh, nên chúng đã nhanh chóng tổ chức phản công giành lại những mục tiêu bị ta chiếm và đồng thời cũng đã làm cho ta bị tổn thất khá nặng nề.

c. Ý nghĩa.

- Làm lung lay ý chí xâm lược miền Nam Việt Nam của Mĩ.

- Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”).

- Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

- Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968) đã buộc Mỹ phải đàm phán với ta ở Pa-ri (tháng 5/1968) để bàn việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

=> Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân (1968) đã mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của quân dân Việt Nam.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Giải SGK Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điểm giống nhau cơ bản của ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là

Xem đáp án » 22/07/2024 23,600

Câu 2:

Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án » 08/08/2024 10,361

Câu 3:

Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai với mục đích chủ yếu là

Xem đáp án » 08/08/2024 9,983

Câu 4:

Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, Mỹ không dùng thủ đoạn nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 9,091

Câu 5:

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”?

Xem đáp án » 20/07/2024 6,518

Câu 6:

Chiến thắng nào sau đây có ý nghĩa buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam, thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

Xem đáp án » 29/08/2024 5,107

Câu 7:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973?

Xem đáp án » 19/07/2024 4,161

Câu 8:

Hướng tiến công chính của Mỹ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) là

Xem đáp án » 28/08/2024 4,130

Câu 9:

Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào

Xem đáp án » 28/07/2024 3,144

Câu 10:

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được thực hiện trong thời kỳ của Tổng thống Mỹ nào?

Xem đáp án » 05/09/2024 2,033

Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968?

Xem đáp án » 28/08/2024 1,399

Câu 12:

Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án » 28/08/2024 998

Câu 13:

Từ năm 1965 đến năm 1968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án » 28/08/2024 631

Câu 14:

Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 29/08/2024 599

Câu 15:

Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc nước ta trong thời kỳ 1965 – 1968 là

Xem đáp án » 17/07/2024 445

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »