Câu hỏi:
15/12/2024 290Tháng 6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua
A. Luật An ninh quốc gia.
B. Luật Biên giới quốc gia.
C. Sách trắng quốc phòng.
D. Luật Biển Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Thông qua năm 2004.
=> A sai
Thông qua năm 2003.
=> B sai
Không phải là luật, không thông qua năm 2012.
=> C sai
Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam.
=> D đúng
1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
- Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam) và có đường bờ biển dài 3260 km từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
- Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
a) Về quốc phòng, an ninh
- Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.
b) Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch...
+ Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn.
+ Trữ lượng dầu mỏ và khí được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỉ m3 khí. Vùng ven biển Việt Nam có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: ti-tan, thiếc, vàng sắt, man-gan, đất hiếm,.. trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch.
+ Dọc bờ biển có thể xây dựng các cảng biển nước sâu và điểm cảng trung bình.
- Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế, hợp tác và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Toàn bộ hàng hóa xuất - nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển đều đi qua Biển Đông.
2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
a) Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Nhiều bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông.
- Cùng với những nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đã khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lịch sử 11 Bài 13 (Kết nối tri thức): Việt Nam và Biển Đông | Giải Lịch sử 11
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 13 (Kết nối tri thức): Việt Nam và Biển Đông
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?
Câu 3:
Trong những năm 1954 - 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc
Câu 4:
Dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?
Câu 5:
Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?
Câu 6:
Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7:
Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?
Câu 9:
Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành
Câu 10:
Trong những năm 1945 - 1975, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền
Câu 11:
Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là
Câu 13:
Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ nào?
Câu 14:
Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để
Câu 15:
Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?