Câu hỏi:
28/03/2025 10Tác giả đã thể hiện quan điểm, thái độ như thế nào về vai trò của đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0? Em nhận xét gì về quan điểm, thái độ ấy?
Trả lời:

- Quan điểm, thái độ của tác giả về vai trò của đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ:
+ Tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội và đội ngũ tri thức luôn là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức.
+ Xây dựng đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là quan trọng và cấp thiết, nhất là trong bối cảnh tác động trực tiếp của cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Lực lượng tri thức khoa học – công nghệ đi tiên phong trong việc nghiên cứu, học tập, quán triệt sâu sắc cách mạng công nghiệp 4.0 với tất cả các sắc thái, sự tác động, có hội và thách thức của nó đối với sự phát triển của đất nước.
+ Lực lượng tri thức khoa học – công nghệ không chỉ tiên phong trong việc nghiên cứu, phổ biến kiến thức về khoa học – công nghệ mà còn gương mẫu, say mê trong việc áp dụng những tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào cuộc sống.
+ Lực lượng tri thức khoa học – công nghệ đi đầu, đảm nhận sứ mệnh lịch sử định hướng, dẫn dắt xã hội thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại để đưa đất nước phát triển gần sát với nhóm nước phát triển trên thế giới.
- Nhận xét: quan điểm hoàn toàn đúng vì sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 có được là do sự tư duy và sáng tạo của con người. Không có con người, đặc biệt là những con người có trí thức thì sẽ không có được những thay đổi hiện đại và những thiết bị thông minh như hiện nay.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy so sánh và nêu nhận xét, đánh giá của em về hai đoạn thơ sau:
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
Một vết bùn khô trên mặt đá
Không có ai chia tay
Cũng nhớ một tiếng còi tàu.
Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
Năm nay ngoài năm mươi tuổi
Chồng chết đã mười mấy năm
Thuở tôi mới đọc được i tờ
Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
Nước sông gạo chợ
(Bài thơ của một người yêu nước mình – Trần Vàng Sao)
Câu 2:
Có ý kiến cho rằng tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” chỉ có ý nghĩa lịch sử với thời Nguyễn Đình Chiểu; lại có người cho rằng tác phẩm ấy còn mang tính thời sự với cuộc sống hôm nay. Nếu tán thành ý kiến thứ hai, em sẽ bảo vệ ý kiến ấy như thế nào?
Câu 3:
Nhận xét về cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi.
Câu 4:
Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cài kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ gày đó...
(Đất Nước, trích trường ca Mặt trường khát vọng)
Câu 5:
Em hãy đóng vai hiệu trưởng nhà trường viết thư trao đổi với phụ huynh về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Câu 6:
Tóm tắt nội dung của văn bản Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ bằng một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng). Chỉ ra sự mạch lạc của văn bản.
Câu 7:
Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho điều gì? Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả về mối tương quan giữa thời gian và ý nghĩa của những hình ảnh đó như thế nào?
Câu 8:
Đọc đoạn (1) và cho biết con cá kiếm đang ở đâu cùng với ông lão Xan-ti-a-gô?
Câu 9:
Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong bài thơ Bài thơ của một người yêu nước mình.
Câu 10:
Tìm hiểu và ghi lại những thông tin cần thiết về nhà thơ Văn Cao để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ Thời gian.
Câu 11:
Trình bày diễn biến tâm trạng nhân vật An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi.
Câu 12:
Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì? Em suy nghĩ gì về lẽ sống đó.
Câu 13:
Những từ ngữ, dòng thơ, câu thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ.
Câu 14:
Chọn 1 trong hai đề:
(1) Học trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều học sinh ở trường hoặc địa phương em có hoàn cảnh khó khăn, chưa có máy tính để học trực tuyến. Nhằm hỗ trợ những em học sinh ấy có điều kiện để học tập hiệu quả, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường em tổ chức lễ phát động phong trào quyên góp máy tính để tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Em được đề nghị phát biểu trong buổi lễ đó. Hãy viết bài phát biểu của em.
(2) Ở Việt Nam, “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới (Tháng hành động) được triển khai từ ngày 15-11 đến ngày 15-12 hằng năm (bắt đầu từ năm 2016). Tháng hành động đóng vai trò là chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đăng giới, mở đầu cho hàng loạt các hoạt động hưởng ứng với các quy mô khác nhau trên cả nước. Mỗi năm một chủ đề, Tháng hành động đã góp phần mạnh mẽ trong việc thu hút sự quan tâm và tham gia của nhân dân và đây mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới.”
Năm nay, địa phương em có tổ chức một buổi lễ phát động để hưởng ứng Tháng hành động trên. Em được mời phát biểu tại buổi lễ với tư cách là đại diện cho học sinh phổ thông của địa phương. Hãy viết bài phát biểu của em.
Câu 15:
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng hơn ba lần trong văn bản thơ “Tháng Tư”?