Câu hỏi:
28/03/2025 16Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng hơn ba lần trong văn bản thơ “Tháng Tư”?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Đảo ngữ
Trả lời:

C. Nhân hóa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy so sánh và nêu nhận xét, đánh giá của em về hai đoạn thơ sau:
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
Một vết bùn khô trên mặt đá
Không có ai chia tay
Cũng nhớ một tiếng còi tàu.
Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
Năm nay ngoài năm mươi tuổi
Chồng chết đã mười mấy năm
Thuở tôi mới đọc được i tờ
Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
Nước sông gạo chợ
(Bài thơ của một người yêu nước mình – Trần Vàng Sao)
Câu 2:
Có ý kiến cho rằng tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” chỉ có ý nghĩa lịch sử với thời Nguyễn Đình Chiểu; lại có người cho rằng tác phẩm ấy còn mang tính thời sự với cuộc sống hôm nay. Nếu tán thành ý kiến thứ hai, em sẽ bảo vệ ý kiến ấy như thế nào?
Câu 3:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có người còn cho tình yêu mới chính là mùa xuân. Xuân Diệu đã hơn một lần viết rằng:
“Xuân của đất trời nay mới đến
Trong tôi xuân đã đến lâu rồi
Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.”
(Nguyên đán)
Không mạnh mẽ và dạt dào như Xuân Diệu, nhưng thơ tình Nguyễn Bính có cái sâu lắng, dịu dàng, bát ngát của làng quê. Nguyễn Bính đã có lần ao ước được kết duyên với người bạn thuở thiếu thời trong cảnh vườn xuân trắng xoá hoa cam rụng:
Như chuyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng.
(Rượu và hoa)
Nhưng ước ao vẫn là ước ao. Chuyện tình duyên của Nguyễn Bính đều là chuyện không thành cả. Nên mùa xuân của thơ ông cũng là mùa “tính sổ” sự lỡ làng của tình duyên. Trong Mưa xuân, tác giả kể chuyện hẹn hò của đôi trai gái đêm xuân nghe hát chèo. Nhưng chàng trai lỡ hẹn. Tiếng trống chèo càng náo nức bao nhiêu thì nỗi buồn bâng khuâng của cô gái càng thấm thía bấy nhiêu:
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhớ nhàng.
(Mưa xuân)
Cái giọng có chút hờn trách nhưng đầy thương cảm. Đó là giọng trách yêu, trách mà không nỡ giận. Đấy cũng là cái đôn hậu của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.”.
(Lê Tiến Dũng, Những bài thơ xuân của Nguyễn Bính, in trong Nguyễn Bính – Nhà thơ chân quê, NXB Văn hoá – thông tin, Hà Nội, 2000)
- Nội dung và phạm vi so sánh trong đoạn văn trên là gì?
- Chỉ ra những câu văn nêu nhận xét, đánh giá của người viết.
Câu 4:
Nhận xét về cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi.
Câu 5:
Chọn 1 trong hai đề:
(1) Học trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều học sinh ở trường hoặc địa phương em có hoàn cảnh khó khăn, chưa có máy tính để học trực tuyến. Nhằm hỗ trợ những em học sinh ấy có điều kiện để học tập hiệu quả, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường em tổ chức lễ phát động phong trào quyên góp máy tính để tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Em được đề nghị phát biểu trong buổi lễ đó. Hãy viết bài phát biểu của em.
(2) Ở Việt Nam, “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới (Tháng hành động) được triển khai từ ngày 15-11 đến ngày 15-12 hằng năm (bắt đầu từ năm 2016). Tháng hành động đóng vai trò là chiến dịch truyền thông cao điểm về bình đăng giới, mở đầu cho hàng loạt các hoạt động hưởng ứng với các quy mô khác nhau trên cả nước. Mỗi năm một chủ đề, Tháng hành động đã góp phần mạnh mẽ trong việc thu hút sự quan tâm và tham gia của nhân dân và đây mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới.”
Năm nay, địa phương em có tổ chức một buổi lễ phát động để hưởng ứng Tháng hành động trên. Em được mời phát biểu tại buổi lễ với tư cách là đại diện cho học sinh phổ thông của địa phương. Hãy viết bài phát biểu của em.
Câu 6:
Tóm tắt nội dung của văn bản Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ bằng một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng). Chỉ ra sự mạch lạc của văn bản.
Câu 7:
Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cài kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ gày đó...
(Đất Nước, trích trường ca Mặt trường khát vọng)
Câu 8:
Từ trải nghiệm của bản thân, hãy nêu một tác động mà em cho là to lớn và ý nghĩa nhất của ngành Tin học đối với việc học tập của học sinh ngày nay.
Câu 9:
Em hãy đóng vai hiệu trưởng nhà trường viết thư trao đổi với phụ huynh về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Câu 10:
Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho điều gì? Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả về mối tương quan giữa thời gian và ý nghĩa của những hình ảnh đó như thế nào?
Câu 11:
Thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới tự nhiên nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng? Ảnh hưởng đó đem lại cảm xúc gì?
Câu 12:
Những câu trả lời của Van-đa-na Xi-va cho thấy bà có những hiểu biết và tư tưởng gì?
Câu 13:
Lập bảng tổng kết các biện pháp tu từ đã học ở cấp Trung học phổ thông; tìm cho mỗi biện pháp ấy một ví dụ minh họa.
Câu 15:
Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học.