Câu hỏi:
18/12/2024 12,777Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ
A. mưa mùa.
B. sinh vật.
C. gió mùa.
D. đất đai
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ mưa mùa.
Do nguồn cung cấp nước chính cho các lưu vực sông ở Việt Nam là nước mưa, chế độ mưa ảnh hưởng lớn và chi phối chế độ nước sông, mùa lũ thường trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết các vùng nào sau đây có diện tích đất feralit trên đá badan lớn nhất nước ta?
Câu 5:
Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là
Câu 6:
Ba dải địa hình cùng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vùng núi Tây Bắc là:
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ nước ta từ Huế trở ra Bắc chủ yếu là
Câu 8:
Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực
Câu 9:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học cho biết vùng có lượng mưa thấp nhất nước ta là vùng nào và cho biết nguyên nhân tại sao?
Câu 10:
Các nhánh núi lan sát ra biển vì vậy có nhiều đoạn bờ biển khúc khuỷu, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của vùng
Câu 11:
Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trồng, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là
Câu 12:
Ngoài khơi, các đảo của nước ta còn kéo dài và mở rộng đến khoảng kinh, vĩ độ bao nhiêu?
Câu 13:
Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?
Câu 14:
Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là
Câu 15:
Ba đỉnh núi cao nhất của nước ta được sắp xếp theo thứ tự độ cao giảm dần là