Câu hỏi:
17/07/2024 2,290So với các vùng khác, đặc điểm nào sau đây không phải của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Năng suất lúa cao nhất cả nước.
B. Diện tích và sản lượng lúa cao nhất.
C. Bình quân lương thực/người cao nhất.
D. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước, nhưng năng suất lúa (tức là lượng lúa thu được trên mỗi đơn vị diện tích) không phải cao nhất. Đồng bằng sông Hồng là nơi đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.
A đúng.
- B sai vì diện tích và sản lượng lúa cao nhất là đúng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất Việt Nam, chiếm phần lớn diện tích trồng lúa và sản lượng lúa của cả nước. Đây là vùng trọng điểm về sản xuất lúa gạo.
- C sai vì bình quân lương thực/người cao nhất: Điều này đúng. Do sản lượng lúa gạo lớn và dân số không quá đông đúc, Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân lương thực trên đầu người cao, đảm bảo an ninh lương thực cho vùng và xuất khẩu.
- D sai vì vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước: Điều này đúng. Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất Việt Nam, với nhiều loại trái cây nổi tiếng như xoài, sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, và nhiều loại trái cây khác, nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ.
* Nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC
- Trồng trọt:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).
Cánh đồng lúa ở Long An
+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...
+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước
- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:
+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...
+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Giải Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh
Câu 4:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2002
Năng suất lúa trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu tạ/ha?
Câu 6:
Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là
Câu 7:
Cho bảng số liệu:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành
Câu 9:
Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng I
Nhiệt độ TB tháng VII
Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
28,9
27,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biên độ nhiệt độ một số địa điểm ở nước ta?
-
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm
2005
2009
2012
2017
Tổng số dân (triệu người)
83,4
84,6
88,8
90,7
- Dân thành thị
23,3
23,9
27,3
29,0
- Dân nông thôn
60,1
60,7
61,5
61,7
Tốc độ tăng dân số (%)
1,17
1,09
1,11
1,06
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
-
-
-
-
-
-
-
-