Câu hỏi:
21/12/2024 126Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia nào?
A. An-giê-ri
B. Ai Cập
C. Nam Phi
D. Xu-đăng
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi bùng nổ sớm nhất ở quốc gia Ai Cập (1952).
- Ngày 01/11/1954, nhân dân An-giê-ri đã phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Dân tộc (FLN). Sau 8 năm kháng chiến, ngày 05/7/1962, An-giê-ri đã giành được độc lập hoàn toàn sau khi buộc Pháp phải ký Hiệp định Evian tháng 3/1962.
→ A sai
- Nam phi là cả khu vực,không phải một châu lục
→ C sai
- Ngày 1 tháng 1 năm 1956, Xu-đăng chính thức tuyên bố độc lập, trở thành quốc gia độc lập tại châu Phi.
→ D sai
*Tìm hiểu thêm: "Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập"
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi dâng cao mạnh mẽ ⇒ châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi:
* Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với thắng lợi ở Ai Cập (1953, Libi (1952),...
* Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào đấu tranh lan rộng ở Bắc Phi và Tây Phi với các thắng lợi của: Tuynidi (1956),Gana (1956), Ghine (1957), Marốc (1960), ...
* Giai đoạn 1960 – 1975:
+ 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”.
+ Thắng lợi của nhân dân Etiopia (1974), Môdămbích và Ănggôla năm 1975 được coi là mốc sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
* Giai đoạn 1985 – nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX: Nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người.
+ 18/4/1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
+ 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
+ 1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sụp đổ ở Nam Phi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Câu 4:
Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
Câu 6:
Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
Câu 7:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì?
Câu 8:
Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”?
Câu 9:
Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới 2 là gì
Câu 10:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
Câu 11:
Đâu không phải là điều kiện khách quan thuận lợi dẫn đến bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Câu 12:
Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
Câu 13:
Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập khởi nguồn từ sự kiện nào?
Câu 14:
Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành độc lập dân tộc?
Câu 15:
Nhận xét nào dưới đây phù hợp với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?