Câu hỏi:

16/07/2024 100

Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình sau:

Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.

Cho một số phát biểu sau về con đường hình thành loài này:

(1) Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.

(2) Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

(3) Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.

(4) Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách li địa lý và cách li cơ học.

Số phát biểu không đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

Đáp án chính xác

D. 4

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.

(1) sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.

(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.

(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

Xem đáp án » 22/07/2024 454

Câu 2:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất thực vật có hạt xuất hiện ở kì nào sau đây?

Xem đáp án » 12/07/2024 284

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi?

Xem đáp án » 18/07/2024 206

Câu 4:

Các sự kiện phát sinh cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ nào sau đây?

Xem đáp án » 17/07/2024 193

Câu 5:

Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa của sinh vật là

Xem đáp án » 12/07/2024 187

Câu 6:

Nội dung nào sau đây phù hợp với những quan sát và suy luận của Đacuyn về quá trình tiến hóa?

Xem đáp án » 23/07/2024 182

Câu 7:

Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên NST thường có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của nhân tố nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 177

Câu 8:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?

(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

(2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.

(3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.

Xem đáp án » 19/07/2024 170

Câu 9:

Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

Xem đáp án » 23/07/2024 169

Câu 10:

Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là:

Xem đáp án » 17/07/2024 162

Câu 11:

Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây, bằng chứng nào không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới?

Xem đáp án » 23/07/2024 162

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn nguyên liệu tiến hóa?

Xem đáp án » 16/07/2024 157

Câu 13:

Loài người có cột sống cong chữ S và dáng đứng thẳng là nhờ quá trình nào?

Xem đáp án » 20/07/2024 154

Câu 14:

Điểm giống nhau giữa giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên là:

Xem đáp án » 12/07/2024 152

Câu 15:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về sự tác động của chọn lọc tự nhiên?

(1) Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể.

(2) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng alen riêng lẻ ở các loài sinh vật lưỡng bội.

(3) Chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu lên hai cấp độ cá thể và quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên không diễn ra khi điều kiện sống ổn định liên tục qua nhiều thế hệ.

(5) Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen.

Xem đáp án » 21/07/2024 151

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »