Câu hỏi:
19/07/2024 104Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ala–Gly và Gly–Ala là hai đipeptit khác nhau.
B. Trong môi trường kiềm, protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
C. Hầu hết các enzim đều có bản chất là protein.
D. Các protein ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch keo.
Trả lời:
Đáp án D
- Đáp án D sai vì protein có hai dạng: hình cầu và hình sợi. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo như anbumin, hemoglobin
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta sử dụng lần lượt các thuốc thử nào sau đây?
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(a). Aminoaxit là những axit cacboxylic có chứa nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon.
(b). Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh (0-50C) thu được muối điazoni.
(c). Các polipeptit đều tạo được phức chất với Cu(OH)2/OH- cho màu tím đặc trưng.
(d). Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic với axit ađipic (axit hexanđioic) thu được nilon-6,6.
(e). Aminoaxit thiên nhiên (các α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
(g). Aminoaxit phản ứng được với ancol tạo thành este trong điều kiện thích hợp.
Số phát biểu đúng là
Câu 3:
Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2). Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng.
(3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
(4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được tối đa 5 tripeptit khác nhau có chứa một gốc Gly.
(6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím. Có bao nhiêu nhận xét đúng ?
Câu 4:
Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu?
Câu 5:
Có các phát biểu sau:
(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
Câu 6:
Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Khẳng định đúng là
Câu 7:
Để phân biệt các dung dịch hóa chất mất nhãn: axit axetic, glixerol, glucozơ, fomalin, propan-1,3-điol, anbumin ta chỉ cần dùng
Câu 8:
Có các amino axit: glyxin (Gly), alanin (Ala) và valin (Val). Có thể điều chế được bao nhiêu tripeptit mà trong mỗi phân tử tripeptit đều chứa đồng thời cả 3 amino axit trên ?
Câu 9:
Đipeptit X mạch hở và Tripeptit Y mạch hở đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa 1 nhóm NH2- và 1 nhóm –COOH). Đốt hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được dẫn qua nước vôi trong dư thu m gam kết tủa. Giá trị m?
Câu 10:
Thuỷ phân đipeptit X có công thức phân tử C7H14N2O3 trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối H2NCH2COONa, H2NC4H8COONa. Công thức cấu tạo thu gọn có thể có của X là
Câu 11:
Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
Câu 12:
Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α-amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là
Câu 13:
Cho các chất sau:
(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH
(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH
(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH
(5) NH2-CO-NH2
(6) CH3-NH-CO-CH3
(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2
Trong các chất trên, số peptit là:
Câu 14:
Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
Câu 15:
Thủy phân hoàn tòan m gam tetrapeptit: Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu hỗn hợp gồm 28,48 gam Alanin, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị m là