Câu hỏi:

28/08/2024 381

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến đa bội?

A. Bệnh hồng cầu hình liềm là dạng đột biến đa bội

B. Có các loại như thể ba, thể một

C. Do sự không phân li của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

D. Do sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể.


 

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

- Đột biến đa bội là do sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.

D đúng.

- Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen.

A sai.

- Thể ba, thể một là đột biến lệch bội.

B sai.

- Nếu 1 số cặp NST không phân li sẽ dẫn tới đột biến lệch bội.

C sai.

* Tìm hiểu "Đột biến số lượng nhiễm sắc thể"

1. Đột biến lệch bội

a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh

- Nguyên nhân: Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa biết rõ những hoá chất hay tác nhân đột biến nào là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các đột biến lệch bội. Ở người, tần số người bị hội chứng Down do thừa NST 21 được cho là có liên quan đến tuổi của mẹ, mẹ càng lớn tuổi thì tần suất sinh con bị hội chứng Down càng cao và 35% số trường hợp mắc hội chứng Down là do rối loạn sự phân li của cặp NST 21 trong giảm phân l ở người mẹ. Tuy vậy, tần số mắc hội chứng Down không thấy có mối quan hệ với tuổi của bố.

- Cơ chế: Sự rối loạn phân li của một hoặc một vài cặp NST trong giảm phân dẫn đến hình thành các giao tử lệch bội. Giao tử lệch bội kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường hình thành nên hợp tử lệch bội.

Hình 12.2 minh hoạ một số cơ chế phát sinh giao tử lệch bội.

Thể đa bội lẻ A. không có khả năng sinh sản hữu tính (ảnh 1)

b) Các dạng đột biến

- Tuỳ theo mức độ tăng hoặc giảm số lượng NST mà người ta chia các thể đột biến lệch bội thành các loại: thể ba (2n+1), thể một (2n-1), thể không (2n-2),... với dấu (+) chỉ thêm NST, dấu (-) chỉ mất NST.

- Đột biến liên quan đến NST giới tính ở người, được kí hiệu theo NST giới tính X và Y, có thể kèm theo tên hội chứng bệnh lí.

Ví dụ: XXY (Klinefelter); XO (hội chứng Turner, kí hiệu O chỉ mất một NST giới tính). Tuy nhiên, người có ba NST X (XXX) có kiểu hình bình thường và hữu thụ.

2. Đột biến đa bội

a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh

- Nguyên nhân: Các đột biến đa bội phát sinh trong tự nhiên hầu hết đều chưa rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học cũng đã tìm được loại hoá chất gây đột biến đa bội là chất colchicine, loại hoá chất ngăn cản sự hình thành các vi ống tạo nên bộ thoi phân bào, do đó, hoá chất này còn được sử dụng để tạo ra các thể đột biến đa bội ở thực vật.

- Cơ chế: Hình 12.3 mô tả một số cơ chế hình thành thể đa bội.

Thể đa bội lẻ A. không có khả năng sinh sản hữu tính (ảnh 1)

b) Các dạng đột biến

- Đột biến đa bội có thể được phân loại thành: đột biến tự đa bội hay đa bội cùng nguồn và đột biến đa bội khác nguồn hay song lưỡng bội.

+ Đột biến đa bội cùng nguồn là đột biến làm tăng số lượng bộ NST đơn bội (n) của loài lên 3, 4, 5 lần hoặc hơn; tạo nên các thể đột biến tam bội (3n), tứ bội (4n), ngũ bội (5n),... Số bộ NST đơn bội trong tế bào của thể đa bội được gọi là mức bội thể.

+ Đột biến đa bội khác nguồn là loại đột biến làm tăng số lượng bộ NST của tế bào bằng cách kết hợp bộ NST của hai hay nhiều loài.

Ví dụ: Lúa mì hiện nay là loài lục bội (6n) được hình thành do lai xa nhiều lần kèm theo đa bội hoá, hay chuối trồng có quả không hạt là loài tam bội.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giải SGK Sinh 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 25%?

(1) AaBb × Aabb (2) AaBB × aaBb (3) Aabb × aaBb (4) aaBb × aabb

Xem đáp án » 23/07/2024 689

Câu 2:

Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 16% số cá thể lông đen, các các thể còn lại có lông vàng. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là:

Xem đáp án » 21/07/2024 230

Câu 3:

Khi nói về vai trò của phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây sai?  

Xem đáp án » 18/07/2024 207

Câu 4:

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Kết luận nào sau đây không đúng ở đời F1?

Xem đáp án » 18/07/2024 194

Câu 5:

Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN là vai trò của enzim nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 165

Câu 6:

Khi nói về bệnh di truyền phân tử, khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 19/07/2024 165

Câu 7:

Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là

Xem đáp án » 18/07/2024 164

Câu 8:

Thực hiện 1 phép lai sau: P: ABab×ABab  → F1: kiểu gen  abab  = 9% (biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng, trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ). Kết luận nào sau đây sai?

Xem đáp án » 18/07/2024 160

Câu 9:

Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền sau đây.

(1) Phênyiketonieu (2) Mù màu (3) Đao (4) Bạch tạng

(5) Claiphenter (6) Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm (7) Tơcnơ

Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể là:

Xem đáp án » 21/07/2024 156

Câu 10:

Quần thể nào trong các quần thể dưới đây không cân bằng di truyền?

Xem đáp án » 18/07/2024 154

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây đúng về mối hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?

Xem đáp án » 23/07/2024 146

Câu 12:

Đặc điểm nào sau đây không có ở quần thể tự thụ phấn ở thực vật?

Xem đáp án » 18/07/2024 145

Câu 13:

Trong các loại đột biến sau, những loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:

(1) Mất đoạn                                                            (2) Lặp đoạn                 (3) Chuyển đoạn tương hỗ

(4) Thay thế một cặp nucleôtit                                (5) Đảo đoạn                 (6) Thêm một cặp nucleôtit 

Xem đáp án » 18/07/2024 140

Câu 14:

Khi nói về NST giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 18/07/2024 139

Câu 15:

Các bước trong kỹ thuật cấy gen là:

(1) Tạo ADN tái tổ hợp (2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

(3) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. (4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

Đáp án đúng là:

Xem đáp án » 18/07/2024 139

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »