Câu hỏi:
01/12/2024 400Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng?
A. Nâng lên, diềm nắp mang mở ra
B. Nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
C. Hạ xuống, diềm nắp mang mở ra
D. Hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Thở vào: Miệng cá mở ra, diềm nắp mang đóng lại, nền khoang miệng hạ xuống
Thở ra: Miệng ngậm lại, diềm nắp mang mở ra, nền khoang miệng nâng lên, nước bị đẩy ra ngoài.
*Tìm hiểu thêm: "Trao đổi khí qua mang"
- Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hoá của động vật sống trong môi trường nước như Thân mềm, Chân khớp, Cá sụn, Cá xương, nòng nọc lưỡng cư. Mỗi loài có cấu trúc mang khác nhau nhưng đều có diện tích trao đổi khí lớn.
- Mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, soi mang và phiến mang, mỗi mang nằm trong một khoang mang. Trong khoang mang, dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước đi qua phiến mang, tối ưu hoá trao đổi khí giữa máu mao mạch với nước.
- Trao đổi khí qua mang của Thân mềm, Chân khớp cũng tương tự nhưng không có dòng máu trong mao mạch chảy ngược chiều với dòng nước.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang ?
Câu 2:
Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?
Câu 3:
Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở?
Câu 5:
Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình?
Câu 7:
Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp qua đâu?