Câu hỏi:

01/09/2024 865

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở các nước tư bản.

Đáp án chính xác

B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.

C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.

D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

- Có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ở các nước tư bản, phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao. Các tổ chức độc quyền tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,… Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở vật chất cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của các nước tư bản.

- Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Hiện nay, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học - công nghệ nên đã diễn ra quá trình hình thành những sự liên kết giữa các doanh nghiệp theo cả hai chiều: chiều dọc và chiều ngang; ở cả trong nước và ngoài nước.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa

- Sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu và Bắc Mỹ, việc tìm ra các vùng đất mới đã thúc đẩy các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành quá trình thực dân hoá.

Trong gần bốn thế kỉ, từ thế kỉ XVI cho đến đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã trải rộng khắp châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Chủ nghĩa đế quốc ra đời với chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

+ Dẫn đầu là nước Anh với hệ thống thuộc địa rộng khắp, đặc biệt ở châu Á, châu Phi, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2). Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” và là đế quốc thực dân ”Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Tư bản Pháp cũng ráo riết xâm lược thuộc địa ở châu Á và châu Phi, tham gia xâu xé Trung Quốc. Đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của Pháp có khoảng 11 triệu km2, với 55,5 triệu dân, xếp thứ 2 sau Anh.

+ Từ giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thôn tính thuộc địa. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, Mỹ đã biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình, đồng thời, mở rộng phạm vi xâm lược ra châu Á, đưa ra chính sách “mở cửa” với Trung Quốc.

+ Ngoài ra, những nước tư bản khác như: Đức, I-ta-li-a,... cũng chạy đua cạnh tranh, giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc.

b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Nhờ những thành tựu  khoa học, kĩ thuật cùng nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư vốn bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngoại thương và tín dụng được đẩy mạnh, đứng đầu là Anh.

- Các nước tư bản mở rộng xuất khẩu tư bản, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng, tài chính.

+ Hình thức đầu tư: Lực lượng tư bản tài chính ở các nước tư bản chuyển vốn ra kinh doanh bên ngoài dưới hình thức cho vay hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, phát triển giao thông vận tải.

+ Đối tượng đầu tư: là thuộc địa và các nước kém phát triển.

+ Kết quả: sự mở rộng đầu tư tài chính này mang lại lợi nhuận to lớn, đặc biệt là những nước có nhiều thuộc địa như Anh và Pháp. Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”, Pháp được gọi là “chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi”

c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- Giai đoạn đầu (từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX), chủ nghĩa tư bản được gọi là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: tư bản tự do kinh doanh, chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.

- Từ những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, tự do cạnh tranh ở các nước tư bản phát triển cao độ, dẫn tới tập trung sản xuất và tích tụ tư bản, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền (lũng đoạn) dưới nhiều hình thức như:

+ Các-ten (hợp nhất nhằm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả ở Đức);

+ Xanh-đi-ca (thống nhất về tiêu thụ sản phẩm ở Nga, Pháp);

+ Tơ-rớt (thống nhất cả sản xuất và tiêu thụ vào tay một nhóm lũng đoạn ở Mỹ).

- Tư bản ngân hàng cũng tham gia mạnh vào quá trình sản xuất, hợp nhất với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

2. Chủ nghĩa tư bản hiện đại

a) Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền với sức mạnh chính trị của nhà nước tư bản (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) được gọi là chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những đặc trưng cơ bản sau:

+ Là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia;

+ Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ;

+ Lực lượng lao động có nhiều chuyển biến;

+ Chủ nghĩa tư bản không ngừng điều chỉnh và thích ứng;

+ Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại

- Tiềm năng:

+ Chủ nghĩa tư bản có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của  khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh.

+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có hệ thống pháp chế hoàn chỉnh, phát huy những giá trị văn hoá - chính trị tư bản chủ nghĩa (tinh thần thượng tôn pháp luật, dân chủ, đảm bảo phúc lợi xã hội,...)

+ Chủ nghĩa tư bản có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò điều tiết vĩ mô của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển sẽ nắm bắt được mạng lưới toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, chủ động liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Thách thức:

+ Các cuộc khủng hoảng (kinh tế - tài chính, năng lượng, lương thực, suy thoái môi trường sinh thái,...) đang đặt ra nhiều thách thức cho cả nhân loại, trong đó có các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Nhiều vấn đề đặt ra như nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, xung đột sắc tộc, tôn giáo,.. vẫn hiện hữu trong xã hội tư bản.

+ Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn. Nhiều cuộc phản kháng xã hội vẫn bùng nổ mạnh mẽ tại các nước tư bản phát triển đã phản ánh thực trạng đó.

+ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh, những vấn đề an ninh phi truyền thống đang đặt ra nhiều thách thức cho mọi quốc gia dân tộc. Đặc biệt, vấn đề an ninh con người (an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân,...) cần sự chung tay của nhiều quốc gia liên quan. Đại dịch Covid -19 đã gây ra cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế, đặt các quốc gia tư bản trước nhiều biến động, khó khăn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Giải Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

 

 
 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đến năm 1914, thuộc địa của đế quốc Anh đã

Xem đáp án » 28/09/2024 1,405

Câu 2:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc?

Xem đáp án » 17/07/2024 1,304

Câu 3:

Hình thức tiêu biểu của các tổ chức độc quyền ở Mỹ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, là

Xem đáp án » 10/10/2024 1,089

Câu 4:

Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là

Xem đáp án » 14/10/2024 699

Câu 5:

Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm

Xem đáp án » 24/09/2024 604

Câu 6:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

Xem đáp án » 19/10/2024 565

Câu 7:

Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản đế quốc là sự xuất hiện của tầng lớp

Xem đáp án » 08/10/2024 493

Câu 8:

Phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước tư bản đã cho thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

Xem đáp án » 21/07/2024 457

Câu 9:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản?

Xem đáp án » 23/07/2024 443

Câu 10:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

Xem đáp án » 22/07/2024 373

Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án » 05/11/2024 325

Câu 12:

Một trong những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là

Xem đáp án » 22/07/2024 322

Câu 13:

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

Xem đáp án » 17/07/2024 277

Câu 14:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn

Xem đáp án » 17/07/2024 248

Câu 15:

Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã

Xem đáp án » 08/11/2024 240

Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »