Câu hỏi:
28/10/2024 417Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố tác động dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?
A. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản
B. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến lâm vào bế tắc
C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
D. Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Sự thành công của Nhật Bản trong việc hiện đại hóa đất nước đã trở thành một tấm gương sáng cho các sĩ phu Việt Nam, khơi dậy niềm tin vào con đường cải cách, duy tân để thoát khỏi ách thống trị của thực dân.
=> A sai
Các cuộc khởi nghĩa vũ trang theo khuynh hướng phong kiến liên tiếp thất bại, cho thấy con đường này không còn phù hợp với tình hình mới. Điều này buộc các sĩ phu Việt Nam phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
=> B sai
Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, xuất hiện các tầng lớp xã hội mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Những tầng lớp này có nhu cầu về dân chủ, tự do và mong muốn đất nước được độc lập.
=> C sai
- Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản không phải là nhân tố tác động dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX
=> D đúng
*) Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
* Chủ trương cứu nước:
- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú.
- Dùng bạo lực để giành độc lập.
* Hoạt động tiêu biểu:
- Tổ chức phong trào Đông Du:
+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
+ Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.
+ Tháng 8/1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp, trục xuất lưu học sinh Việt Nam.
- Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:
+ Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.
+ Chủ trương: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
* Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?
Câu 2:
Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
Câu 4:
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?
Câu 5:
Phong trào Đông du gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?
Câu 6:
“Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của
Câu 7:
Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) không có nội dung nào dưới đây?
Câu 8:
Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?
Câu 11:
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) đã tác động trực tiếp, dẫn tới sự bùng nổ của phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây?
Câu 12:
Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ
Câu 13:
Năm 1906, Phan Chu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
Câu 14:
Phong trào Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức, ngoại trừ
Câu 15:
Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh?