Câu hỏi:
19/07/2024 112Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây.
C. Thế năng nước của đất là quá thấp.
D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Trả lời:
Đáp án C
- Đất có độ mặn cao là đất có nồng độ các ion Na+, Cl- cao → Thế nước của đất thấp.
- Cây không ưa mặn có nồng độ chất tan tích lũy trong tế bào lông hút thấp hơn → Thế nước của tế bào lông hút cao hơn so với thế nước của đất → Việc hấp thụ nước của cây trở nên khó khăn và tiêu tốn nhiều năng lượng (không hấp thụ theo cơ chế thụ động được mà phải hấp thụ theo cơ chế chủ động) → Cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng.
- Sở dĩ, cây ưa mặn hấp thụ được nước khi sống trên đất mặn là do chúng có cơ chế tích lũy các ion trong tế bào lông hút nên có nồng độ chất tan cao hơn (thế nước thấp hơn) so với dung dịch đất → Việc hấp thụ nước trở nên dễ dàng và ít tiêu tốn nhiều năng lượng hơn → Cây ưa mặn vẫn có khả năng sinh trưởng tốt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật là
Câu 3:
Khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá.
(2). Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần các lá của cây.
(3). Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí.
(4). Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua cutin.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
Câu 6:
Khi đưa cây ra ngoài sáng, ... (1)... trong tế bào khí khổng tiến hành ... (2)... làm thay đổi nồng độ CO2 và tiếp theo là pH. Sự thay đổi này dẫn đến 1 kết quả là hàm lượng đường tăng, làm tăng ... (3)... trong tế bào. Hai tế bào ... (4) ... hút nước, trương nước và khí khổng mở. Thứ tự (1), (2), (3), (4) đúng nhất là:
Câu 8:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?
1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm.
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm
Câu 10:
Hình bên dưới mô tả một phần mặt cắt ngang của lá. Quan sát hình và cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng.
(1) Số (1) là lớp cutin do lớp biểu bì tiết ra, khi lá càng già lớp cutin càng mỏng.
(2) Có hai con đường thoát hơi nước qua lá là: (1) và (4), trong đó con đường (1) là chủ yếu.
(3) Các tế bào (2) là các tế bào mô giậu, xếp sát nhau, chứa ít diệp lục hơn tế bào (3).
(4) Tế bào (4) chỉ có ở mặt dưới của lá, không có ở mặt trên.
(5) Giữa các tế bào (3) có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
(6) Sự đóng mở của tế bào (4) phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào và đây là hiện tượng ứng động không sinh trưởng ở thực vật.
Câu 11:
Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:
Câu 13:
Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là:
Câu 15:
Nitơ có chức năng chủ yếu nào và khi thiếu nitơ cây có triệu chứng gì?