Câu hỏi:
12/10/2024 207Ngày 28 – 6 – 1991 diễn ra sự kiện gì gắn với các nước xã hội chủ nghĩa?
A. Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Hội đồng Tương trọ kinh tế tuyên bố giải thể.
C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố chấm dứt hoạt động.
D. Liên Xô tuyên bố cắt đứt quan hệ với các nước Đông Âu.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Hội đồng Tương trọ kinh tế tuyên bố giải thể,là sự kiện diễn ra Ngày 28 – 6 – 1991,gắn với các nước xã hội chủ nghĩa.
- Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu diễn ra vào cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990
→ A sai.
- Vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, đại diện của Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Tiệp Khắc đã ký một nghị định thư tại Praha về việc chấm dứt hoàn toàn Hiệp ước Warszawa.
→ C sai.
- Liên Xô không tuyên bố một cách chính thức và đồng loạt về việc cắt đứt quan hệ với các nước Đông Âu vào một thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, sự tan rã của khối Đông Âu diễn ra vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, chủ yếu trong bối cảnh của các cuộc cách mạng dân chủ và sự sụp đổ của hệ thống cộng sản tại các nước Đông Âu.
→ D sai.
* Các nước Đông Âu từ 1945 - 1975
a. Sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu 1945 - 1949:
* Cơ sở ra đời: + Sự phát triển của lực lượng cách mạng ở các nước Đông Âu.
+ Chiến thắng chống Phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô.
→ Trong những năm 1944 – 1946, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã ra đời.
* Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:
- Từ năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. Đó là:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngòai nước.
+ Thực hiện quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.
⇒ Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định.
b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu:
- 1950 – 1975, các nước Đông Âu Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn và phức tạp.
- Thành tựu:
+ Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.
+ Nông nghiệp phát triển nhanh chóng.
+ Trình độ khoa học - kỹ thuật được nâng cao.
+ Trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.
* Ý nghĩa: làm thay đổi cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
a. Quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật.
* Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):
- Liên Xô và các nước Đông Âu có chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội; đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các các nước Đông Âu và Liên Xô phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn, như: hợp tác nhiều bên hoặc phân công và chuyên môn hóa sản xuất,...
⇒ Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã được thành lập với sự tham gia của các nước: Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni và Tiệp Khắc.
* Mục đích hoạt động của SEV:
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa .
- Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật …
- Thu hẹp dần về trình độ phát triển kinh tế.
* Thành tựu của SEV: thúc đẩy các nước XHCN phát triển kinh tế và kỹ thuật , tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh việc việc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.
* Thiếu sót, hạn chế của SEV: Không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới; Chưa áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ; cơ chế quan liêu và bao cấp.
b. Quan hệ chính trị - quân sự:
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã thỏa thuận cùng nhau thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Mục đích hoạt động:
+ Thiết lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
+ Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và duy trì hòa bình của châu Âu, thế giới
- Vai trò:
+ Giữ gìn hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.
+ Tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tháng 6 – 1947 diễn ra sự kiện gì ở Mĩ có liên quan đến các nước Tây Âu?
Câu 2:
Vì sao học thuyết Tơ-ru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản khách của thế giới?
Câu 3:
Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới, trước hết Mĩ lo ngại đến vấn đề gì?
Câu 4:
Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào?
Câu 5:
Đầu tháng 12 – 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thóng Mĩ Bu-sơ ở đâu?
Câu 6:
Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ kí vào thời gian nào? Gọi tắt là gì?
Câu 7:
Nước nào dưới đây không có trong 11 nước gia nhập khối NATO năm 1949 do Mĩ cầm đầu?
Câu 9:
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí vào thời gian nào?
Câu 10:
Lấy cớ gì mà ngày 22 – 10 -1962 Tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi lên án những hoạt động quân sự của Liên Xô tại Cu-ba?
Câu 11:
Bản thông điệp mà Tổng thống Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 12 – 13 – 1947 được xem là sự khởi đầu cho:
Câu 12:
Những năm 1989 – 1991 diễn ra sự kiện gì gắn với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
Câu 13:
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (tháng 10 – 1949), cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có những điều kiện thuận lợn gì?
Câu 14:
Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì?
Câu 15:
Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc “Chiến tranh lạnh” bao trùm cả thế giới?