Câu hỏi:

30/10/2024 250

Vì sao học thuyết Tơ-ru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản khách của thế giới?

A. Vì bản chất phí nghĩa của nó.

B. Vì bản chất chống cộng của nó

Đáp án chính xác

C. Vì bản chất bành trướng của nó.

D. Vì bản chất đe dọa nền hòa bình của nó đối với nhân loại.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Học thuyết Tơ-ru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản khách của thế giới vì bản chất chống cộng của nó.

Học thuyết Truman, được Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman công bố vào ngày 12 tháng 3 năm 1947, đã gặp phải sự phản đối từ nhiều quốc gia trên thế giới ngay từ khi ra đời vì mục tiêu chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Nội dung chính của học thuyết này là cam kết hỗ trợ về chính trị, quân sự, và kinh tế cho các quốc gia đang bị đe dọa bởi các phong trào cộng sản hoặc ảnh hưởng từ Liên Xô. Đây là nền tảng cho chính sách "ngăn chặn" (containment), một chiến lược lớn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.

Các quốc gia và phong trào có khuynh hướng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản cho rằng học thuyết Truman là sự can thiệp trực tiếp vào các quốc gia khác và là hành động kích động xung đột toàn cầu. Ngoài ra, các nước không liên kết hoặc các nước trung lập cũng lo ngại rằng học thuyết này sẽ đẩy thế giới vào cuộc đối đầu căng thẳng hơn giữa hai phe. Học thuyết Truman đã trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh và tạo ra nhiều phản ứng quốc tế trái chiều.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh

- Ngày 12-03-1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

- Học thuyết Tru-man đã:

+ Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.

2. Biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây

* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.

- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.

* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong sau thời kì chiến tranh lạnh

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tháng 6 – 1947 diễn ra sự kiện gì ở Mĩ có liên quan đến các nước Tây Âu?

Xem đáp án » 22/07/2024 284

Câu 2:

Ngày 28 – 6 – 1991 diễn ra sự kiện gì gắn với các nước xã hội chủ nghĩa?

Xem đáp án » 12/10/2024 207

Câu 3:

Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới, trước hết Mĩ lo ngại đến vấn đề gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 204

Câu 4:

Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào?

Xem đáp án » 05/10/2024 192

Câu 5:

Đầu tháng 12 – 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thóng Mĩ Bu-sơ ở đâu?

Xem đáp án » 20/07/2024 185

Câu 6:

Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ kí vào thời gian nào? Gọi tắt là gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 175

Câu 7:

Âm mưu của Mĩ trong việc xâm chiếm miền Nam Việt Nam là:

Xem đáp án » 21/07/2024 169

Câu 8:

Nước nào dưới đây không có trong 11 nước gia nhập khối NATO năm 1949 do Mĩ cầm đầu?

Xem đáp án » 19/07/2024 168

Câu 9:

Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí vào thời gian nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 160

Câu 10:

Lấy cớ gì mà ngày 22 – 10 -1962 Tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi lên án những hoạt động quân sự của Liên Xô tại Cu-ba?

Xem đáp án » 19/07/2024 155

Câu 11:

Bản thông điệp mà Tổng thống Tơ-ru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 12 – 13 – 1947 được xem là sự khởi đầu cho:

Xem đáp án » 16/07/2024 149

Câu 12:

Những năm 1989 – 1991 diễn ra sự kiện gì gắn với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

Xem đáp án » 18/07/2024 149

Câu 13:

Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (tháng 10 – 1949), cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có những điều kiện thuận lợn gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 145

Câu 14:

Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 142

Câu 15:

Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc “Chiến tranh lạnh” bao trùm cả thế giới?

Xem đáp án » 16/07/2024 141

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »