Câu hỏi:
21/07/2024 200Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. Người dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống thâm canh cây lúa.
B. Hàm lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn hơn so với đồng bằng sông Cửu Long.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
D. Dân số đông phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta. Trong đó, tuy vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn dẫn đầu về sản lượng do có diện tích lúa lớn hơn nhưng vùng Đồng bằng sông Hồng lại luôn cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long về năng suất. Nguyên nhân không phải do yếu tố kinh nghiệm và truyền thống của người lao đông, hàm lượng phù sa hai sông chênh lệch, nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà là do sức ép của dân số ở vùng Đồng bằng sông Hồng mạnh hơn nên cần phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng.
D đúng.
- A sai vì mặc dù kinh nghiệm và truyền thống thâm canh cây lúa là quan trọng, nhưng cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều có kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong canh tác lúa. Đây không phải là yếu tố chính quyết định sự khác biệt về năng suất lúa.
- B sai vì đồng bằng sông Cửu Long thường có lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn hơn nhờ sông Mekong. Do đó, hàm lượng phù sa không phải là yếu tố giúp năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn.
- C sai vì mục tiêu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến không phải là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa. Đây là mục tiêu kinh tế, không phải là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất.
* Nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng
NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC (tạ/ha)
Trồng trọt:
- Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Đất phù sa màu mỡ.
- Tình hình phát triển:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.
+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào,… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
Rau màu vụ đông được đẩy mạnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Chăn nuôi:
- Điều kiện phát triển:
+ Cơ sở thức ăn phong phú.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tình hình phát triển:
+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.
Chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Hà Nội phát triển mạnh
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 3:
Để phát triển tốt ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng, vấn đề quan trọng nhất là:
Câu 4:
Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
Câu 6:
Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng phong phú thể hiện rõ nét nhất qua
Câu 7:
Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa có mức độ tập trung rất cao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Câu 9:
Nguyên nhân nào dưới đây hình thành gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ?
Câu 10:
Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng?
Câu 11:
So với nhiều nước Đông Nam Á ở cùng vĩ độ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể trồng được các loại rau quả có nguồn gốc cận nhiệt đới, ôn đới, nhờ
Câu 12:
Hoạt động kinh tế nào dưới đây, không phải thế mạnh của Tây Nguyên?
Câu 13:
Đặc điểm nào của dân cư và lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của Đồng bằng sông Hồng?