Câu hỏi:
06/12/2024 230“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê sơ.
=> A đúng
Câu nói này không phản ánh về chính sách ngoại giao mà nhấn mạnh đến việc bảo vệ lãnh thổ.
=> B sai
Mặc dù việc bảo vệ lãnh thổ là một phần của việc gìn giữ độc lập dân tộc nhưng câu nói này tập trung hơn vào khía cạnh lãnh thổ.
=> C sai
Câu nói không đề cập đến việc đoàn kết dân tộc mà tập trung vào việc bảo vệ lãnh thổ.
=> D sai
*) Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
- Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định. Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế.
+ Ở trung ương, sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần - những võ quan, công thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,… ngày càng phổ biến.
+ Ở địa phương, đất nước rộng lớn nhưng chỉ chia làm 5 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây), khiến cho quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn. Đây là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Giải Lịch sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là
Câu 3:
Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
Câu 4:
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân được gọi là
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nhà Lê vào giữa thế kỉ XV?
Câu 6:
Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành
Câu 8:
Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng?
Câu 10:
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty là:
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông?
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực kinh tế?
Câu 14:
Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào?
Câu 15:
Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, trong bộ máy chính quyền ở mỗi đạo thừa tuyên, Thừa ty là cơ quan chuyên trách về