Giải Lịch sử 11 Bài 10 (Cánh diều): Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Với giải bài tập Lịch sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 11 Bài 10.
Giải Lịch sử 11 Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Lời giải:
- Bối cảnh: Đến giữa thế kỉ XV, tình hình kinh tế - xã hội Đại Việt đã phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định. Tuy nhiên, bộ máy hành chính nhà nước bắt đầu bộc lộ một số hạn chế => trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
- Nội dung: Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế và văn hóa, trong đó trọng tâm là cải cách về hành chính.
- Kết quả: Thành công của công cuộc cải cách đã đưa tới sự xác lập của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liên theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn. Đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn.
- Ý nghĩa: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, đồng thời đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt trong nhiều thế kỉ sau đó.
Câu hỏi trang 67 Lịch Sử 11: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
Lời giải:
- Về chính trị:
+ Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ.
+ Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.
- Về kinh tế xã hội:
+ Nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác, nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng.
+ Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.
=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông từng bước tiến hành những chính sách cải cách quan trọng, đặc biệt là đối với hệ thống hành chính từ năm 1466
Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 11: Trình bày nội dung cải cách về chính trị của Lê Thánh Tông.
Lời giải:
♦ Cải cách về tổ chức bộ máy chính quyền
- Ở trung ương: Lê Thánh Tông tiến hành cải cách theo hướng hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào tay nhà vua, đồng thời tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan.
+ Nhiều cơ quan, chức quan cũ bị bãi bỏ, đặc biệt là những cơ quan, chức quan có nhiều quyền lực. Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.
+ Lục bộ trở thành 6 cơ quan chức năng cao cấp chủ chốt trong bộ máy triều đình, do nhà vua trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước nhà vua. Lục bộ cũng đồng thời chịu sự giám sát của Lục khoa tương ứng.
+ Vua Lê Thánh Tông cho đặt thêm Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể, như: Hồng lô tự phụ trách tổ chức xướng danh những người thi đỗ trong kì thi Đình; Đại lí tự phụ trách xét lại những án nặng (hình án) đã xử rồi....
+ Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn như Thông chính ty, Quốc Tử Giám,...
- Ở địa phương: Lê Thánh Tông tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, đồng thời thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện châu, xã. Cụ thể:
+ Chia cả nước từ 5 đạo trước đây thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471 lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên gồm: Đô ty (phụ trách quân sự), Thừa ty (phụ trách hành chính, thuế khoá), Hiến ty (phụ trách thanh tra, xét hỏi kiện tụng, tuần hành).
+ Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ; thiết lập hệ thống phủ, huyện/châu, xã cùng hệ thống chức quan đứng đầu phủ, huyện/châu, xã gồm: tri phủ, tri huyện tri châu, xã trưởng.
- Lê Thánh Tông còn ban hành và thực hiện một số chính sách khác như:
+ Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc;
+ Quy định chế độ tuyển dụng, phẩm trật, lương bổng, khen thưởng, kỉ luật đối với quan lại cùng quy chế làm việc của các cơ quan;
+ Quy định thể thức công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghi ở triều đình;
+ Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp;
♦ Cải cách về luật pháp:
- Dưới thời Lê Thánh Tông, bộ Quốc triều hình luật (còn được gọi là Luật Hồng Đức) được hoàn chỉnh và ban hành trên cơ sở bộ luật khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ.
- Quốc triều hình luật thể hiện một số điểm mới và tiến bộ như:
+ Có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ;
+ Bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ;
+ Quy định cụ thể về tố tụng.....
♦ Cải cách về quân đội:
- Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân). Mỗi phủ quân phụ trách từ hai đến ba địa phương lớn.
- Nhà nước có nhiều ưu đãi đối với binh lính, đặc biệt là việc ban cấp ruộng đất công.
- Kỉ luật quân đội và việc huấn luyện, tập trận, thao diễn võ nghệ hằng năm của quân đội được quy định chặt chẽ.
Lời giải:
♦ Cải cách về kinh tế:
- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.
+ Chính sách lộc điền ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tử phẩm theo quy chế thống nhất.
+ Chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dẫn định đến người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..
- Nhà nước cũng thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.
♦ Cải cách về văn hoá:
- Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới.
+ Quốc Tử Giám được trùng tu, mở rộng trên quy mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện.
+ Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.
+ Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Câu hỏi trang 71 Lịch Sử 11: Trình bày ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
Lời giải:
- Kết quả:
+ Đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.
+ Đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn, trong đó nổi bật là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ, đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.
+ Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.
Luyện tập 1 trang 71 Lịch Sử 11: Khái quát những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Khái quát cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) dưới dạng sơ đồ tư duy
Lời giải:
(*) Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay:
+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;
+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”;
+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;
+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;
+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.
+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!
Lý thuyết Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
1. Bối cảnh lịch sử
- Về chính trị:
+ Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ.
+ Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.
- Về kinh tế xã hội:
+ Nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác, nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng.
+ Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.
=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông từng bước tiến hành những chính sách cải cách quan trọng, đặc biệt là đối với hệ thống hành chính từ năm 1466
2. Nội dung cải cách
a) Chính trị
* Cải cách về tổ chức bộ máy chính quyền
- Ở trung ương: Lê Thánh Tông tiến hành cải cách theo hướng hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào tay nhà vua, đồng thời tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan.
+ Nhiều cơ quan, chức quan cũ bị bãi bỏ, đặc biệt là những cơ quan, chức quan có nhiều quyền lực. Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.
+ Mọi công việc trong triều đình tập trung về Lục bộ. Lục bộ trở thành 6 cơ quan chức năng cao cấp chủ chốt trong bộ máy triều đình, do nhà vua trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước nhà vua. Lục bộ cũng đồng thời chịu sự giám sát của Lục khoa tương ứng.
+ Vua Lê Thánh Tông cho đặt thêm Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể, như: Hồng lô tự phụ trách tổ chức xướng danh những người thi đỗ trong kì thi Đình; Đại lí tự phụ trách xét lại những án nặng (hình án) đã xử rồi....
+ Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn như Thông chính ty, Quốc Tử Giám,...
- Ở địa phương: Lê Thánh Tông tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, đồng thời thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện châu, xã. Cụ thể:
+ Chia cả nước từ 5 đạo trước đây thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471 lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên là Tam ty, gồm: Đô ty (phụ trách quân sự), Thừa ty (phụ trách hành chính, thuế khoá), Hiến ty (phụ trách thanh tra, xét hỏi kiện tụng, tuần hành).
+ Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ; thiết lập hệ thống phủ, huyện/châu, xã cùng hệ thống chức quan đứng đầu phủ, huyện/châu, xã gồm: tri phủ, tri huyện tri châu, xã trưởng.
- Lê Thánh Tông còn ban hành và thực hiện một số chính sách khác như:
+ Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc;
+ Quy định chế độ tuyển dụng, phẩm trật, lương bổng, khen thưởng, kỉ luật đối với quan lại cùng quy chế làm việc của các cơ quan;
+ Quy định thể thức công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghi ở triều đình;
+ Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp;
* Cải cách về luật pháp:
- Dưới thời Lê Thánh Tông, bộ Quốc triều hình luật (còn được gọi là Luật Hồng Đức) được hoàn chỉnh và ban hành trên cơ sở bộ luật khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ.
- Quốc triều hình luật thể hiện một số điểm mới và tiến bộ như:
+ Có sự phân biệt hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc còn nhỏ;
+ Bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ;
+ Quy định cụ thể về tố tụng.....
* Cải cách về quân đội:
- Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên quy mô lớn. Cả nước được chia thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân). Mỗi phủ quân phụ trách từ hai đến ba địa phương lớn.
- Nhà nước có nhiều ưu đãi đối với binh lính, đặc biệt là việc ban cấp ruộng đất công.
- Kỉ luật quân đội và việc huấn luyện, tập trận, thao diễn võ nghệ hằng năm của quân đội được quy định chặt chẽ.
b) Kinh tế, văn hoá
* Cải cách về kinh tế:
- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.
+ Chính sách lộc điền ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tử phẩm theo quy chế thống nhất.
+ Chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dẫn định đến người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..
- Nhà nước cũng thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.
* Cải cách về văn hoá:
- Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới.
+ Quốc Tử Giám được trùng tu, mở rộng trên quy mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện.
+ Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.
+ Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
3. Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả:
+ Đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.
+ Đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn, trong đó nổi bật là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ, đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.
+ Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều