Câu hỏi:
18/12/2024 1,463
Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào sau đây?
A.1960-1973
B.1945-1952
C.1952-1973
D.1973-1980
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn 1952-1973
- Mặc dù giai đoạn 1960-1973 nằm trong khoảng thời gian phát triển thần kỳ, nhưng nó không bao gồm toàn bộ quá trình. Sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã bắt đầu từ những năm 1950.
=>A sai
- Đây là giai đoạn ngay sau chiến tranh, Nhật Bản đang trong quá trình khôi phục, chưa có sự tăng trưởng đột phá.
=>B sai
- Đây là giai đoạn sau khi "phát triển thần kì" bắt đầu chững lại, kinh tế Nhật Bản đối mặt với một số thách thức mới.
=>D sai
* Kiến thức mở rộng:
I:Các giai đoạn chính trong lịch sử phát triển của Nhật Bản:
+ Thời kỳ cổ đại: Giai đoạn hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở Nhật Bản, bao gồm các giai đoạn Jōmon, Yayoi và Kofun.
+ Thời kỳ Asuka và Nara: Sự ra đời của nhà nước thống nhất đầu tiên và sự du nhập của Phật giáo và văn hóa Trung Quốc.
+ Thời kỳ Heian: Thời kỳ hoàng kim của văn hóa Nhật Bản, với sự phát triển của văn học, nghệ thuật và triết học.
+Thời kỳ Mạc mạt: Sự nổi lên của giai cấp võ sĩ Samurai và sự hình thành chế độ Mạc phủ.
+ Thời kỳ Edo: Giai đoạn ổn định và phát triển của chế độ Mạc phủ Tokugawa, với sự xuất hiện của các thành phố lớn và sự phát triển của văn hóa đại chúng.
+ Thời kỳ Minh Trị: Thời kỳ Nhật Bản tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài.
+ Thời kỳ Taisho: Giai đoạn chuyển tiếp giữa truyền thống và hiện đại, với sự phát triển của các phong trào dân chủ và chủ nghĩa quốc gia.
+ Thời kỳ Showa: Giai đoạn Nhật Bản trải qua chiến tranh thế giới thứ hai và quá trình phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
+ Thời kỳ hiện đại: Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới.
II: NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973.
1. Kinh tế.
a. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.
* Kinh tế:
- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.
- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.
+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
* Khoa học – kĩ thuật:
- Được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển.
- Đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.
- Khoa học – kĩ thuật – công nghệ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
b. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
1 - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
2 - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
3 - Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.
4 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất
5 - Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
6 - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).
c. Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản.
1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).
3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
2. Chính trị
a. Đối nội:
- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.
- Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ikeda Hayato, Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”.
b. Đối ngoại.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn).
- Bước đầu đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
+ 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
+ 1956, Nhật Bản ra nhập Liên Hợp quốc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản