Câu hỏi:
04/09/2024 5,026
Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân nào sau đây không đúng?
A. Chi phí đầu tư cho giáo dục thấp
B. Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất
C. Con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu
D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Chi phí đầu tư cho giáo dục thấp,không phải là nguyên nhân giúp Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
- Nguyên nhân giúp Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
Con người Nhật có tính cần cù, sáng tạo, tay nghề. - Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. - Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm năng và sức cạnh tranh cao. - Biết áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
→ A đúng.B,C,D sai.
* NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973.
1. Kinh tế.
a. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản.
* Kinh tế:
- Từ năm 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.
- Từ 1960 – 1973, đây được coi là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
+ 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10.8%/ năm; từ 1970 – 1973, GDP tăng bình quân 7.8%/năm.
+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới tư bản.
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
* Khoa học – kĩ thuật:
- Được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển.
- Đẩy nhanh sự phát triển của khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.
- Khoa học – kĩ thuật – công nghệ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
b. Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
1 - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
2 - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật.
3 - Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và cạnh tranh cao.
4 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
5 - Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1%) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
6 - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).
c. Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản.
1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).
3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
2. Chính trị
a. Đối nội:
- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.
- Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ikeda Hayato, Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”.
b. Đối ngoại.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn).
- Bước đầu đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
+ 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.
+ 1956, Nhật Bản ra nhập Liên Hợp quốc.
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. kinh tế:
- Từ năm 1973, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
2. Đối ngoại.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao, nhấn mạnh đến việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
IV. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. kinh tế.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, song vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
2. Văn hóa, Khoa học – kĩ thuật.
- Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
- Khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao.
3. Chính trị.
a. Đối nội: tình hình chính trị, xã hội không hoàn toàn ổn định.
b. Đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ. (Tháng 4/1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật).
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao:
+ Coi trọng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
+ Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản