Câu hỏi:
15/11/2024 391Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự
A. từ trái qua phải.
B. từ phải qua trái.
C. từ trên xuống dưới.
D. từ dưới lên trên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự từ phải qua trái.
→ B đúng
- A, C, D sai vì khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận cần được tháo ra theo thứ tự nhất định để đảm bảo an toàn và tránh làm hư hỏng các chi tiết. Thứ tự tháo hợp lý giúp kiểm tra và bảo trì các bộ phận một cách hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ làm sai lệch cấu trúc súng.
*) Thứ tự động tác tháo súng
- Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra, khám súng
+ Tay trái nắm ốp lót tay, giữ súng dựng đứng trên bản (bạt, chiếu, ni lông,...), đầu nòng súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái. Tay phải nắm hộp tiếp đạn, ngón cái bóp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn (hình 6.6a), đẩy hộp tiếp đạn lên, tháo ra và đặt lên bàn.
+ Tay phải nắm tay kéo bệ khóa nòng, hơi kéo bệ khóa nòng về sau mắt quan sát buồng đạn (nếu có đạn phải lấy ra), sau đó kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ (hình 6.6b) thả tay kéo bệ khóa nòng. Không bóp cò và không đóng khoá an toàn.
- Bước 2: Tháo ống đựng phụ tùng
+ Tay trái giữ súng như cũ, nâng súng lên khỏi mặt bàn (để súng cách mặt bàn từ 15 đến 20 cm). Ngón trỏ tay phải ấn vào nắp của ổ chứa ống đựng phụ tùng ở để súng rồi thả ra, lò xo đẩy ống đựng phụ tùng ra ngoài, tay phải cầm lấy ống đựng phụ tùng.
+ Đặt súng xuống bàn, nòng súng hướng về phía trước, kết hợp hai tay mở nắp ống đựng phụ tùng, lấy các phụ tùng ra và đặt lên bàn theo thứ tự.
- Bước 3: Tháo thông nòng
+ Tay trái giữ súng như khi tháo hộp tiếp đạn. Tay phải kéo thông nòng sang phải rồi rút lên và lấy ra.
+ Chú ý: Khi kéo, nếu thông nòng bị chặt thì dùng tống chốt cắm vào lỗ ngang ở đuôi lễ ra một góc 45°, sau khi rút thông nòng để rút lên. Nếu súng có lê thì tay phải mở lê ra một góc 45°, sau khi rút thông nòng ra thì gập lê lại.
- Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng
+ Đặt súng lên bàn, nòng súng hướng về phía trước, mặt súng quay lên trên.
+ Tay trái nắm cổ báng súng, ngón cái ấn vào mấu giữ nắp hộp khóa nòng cho mẫu thụt vào trong, tay phải nắm nắp hộp khóa nòng, nhấc ra khỏi súng.
- Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về
+ Tay trái giữ súng như khi tháo nắp hộp khóa nòng.
+ Tay phải cầm đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về, đẩy về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi rãnh dọc hộp khóa nòng rồi nâng lên, tháo bộ phận đẩy về ra.
- Bước 6: Tháo bệ khóa nòng, khóa nòng
+ Tay trái giữ súng như khi tháo bộ phận đẩy về. Tay phải nắm choàng lên bệ khóa nòng (hình 6.1la), kéo bệ khóa nòng và khóa nòng về sau hết cỡ, rồi nhấc lên, tháo ra khỏi hộp khóa nòng, đặt súng xuống.
+ Tay trái cầm ngửa bệ khóa nóng, tay phải xoay khóa nòng sang trái về phía sau (hình 6.11b), để mấu đóng mở của khóa nòng rời khỏi rãnh lượn của bệ khóa nòng, rồi tháo khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng.
- Bước 7: Tháo ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên
+ Tay trái nắm ốp lót tay dưới, mặt súng quay lên trên.
+ Tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống đựng phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi đẩy lên phía trên một góc 45° (hình 6.12a), lấy ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên ra khỏi súng (hình 6.12b).
Chú ý: Khi tháo súng, các bộ phận thảo ra được đặt theo thứ tự từ phải qua trái (hình 6.13).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Giải GDQP 11 Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của súng tiểu liên AK?
Câu 8:
“Chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tính năng của thuốc nổ TNT?
Câu 12:
“Những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?