Câu hỏi:
15/07/2024 138Khi nói về quá trình quang hợp, có các phát biểu sau đây:
I. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.
II.Chỉ những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.
III. Quá trình quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được oxi hóa thành sản phẩm quang hợp.
IV. Quá trình quang hợp luôn kèm theo sự giải phóng oxi phân tử.
Có bao nhiêu phát biếu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trả lời:
Đáp án B
Các phát biểu số I, II đúng.
- I đúng: Khi nói về quang hợp ta có thể định nghĩa quang hợp một cách đơn giản như sau:
Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.
Sản phẩm quan trọng nhất của quang hợp là đường. Xét về bản chất của quá trình biến đổi năng lượng trong quá trình quang hợp thì quang hợp có thể được định nghĩa: là quá trình biến đổi năng lượng quang năng thành hóa năng.
- II đúng: chỉ có những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Đó là thực vật và một số vi khuẩn quang hợp.
- III sai: Xét về bản chất hóa học thì quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được khử thành sản phẩm quang hợp.
- IV sai: một điểm quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là: không phải quá trình quang hợp nào cũng kèm theo sự giải phóng oxi phân tử. Các vi sinh vật khi quang hợp không giải phóng oxi, mà ở chúng chất cho hidro không phải là nước mà là những chất chứa hidro khác: các este của axit hữu cơ hoặc bản thân các axit hữu cơ, rượu bậc 2, các hợp chất vô cơ chứa S, hoặc ngay chính hidro dạng phân tử:
Sucxinat + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + fumarat.
2H2S + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2S (phản ứng này đặc trưng đối với một số vi khuẩn quang hợp như vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh).
Bởi vậy, dạng chung nhất về phản ứng tổng quát của quang hợp có thể viết như sau:
CO2 + 2H2A + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các phát biểu sau về đặc điểm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật:
I. Sự thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát nước chủ yếu ở cây trưởng thành.
II. Sự thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
III. Ở thực vật, khí khổng phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… và mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên.
IV. Trong cùng một diện tích bay hơi nước, thì bề mặt bay hơi nào có tổng chu vi các lỗ khí khổng càng nhỏ thì sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn.
V. Ở đa số thực vật, khi cường độ ánh sáng tăng dần, thì khí khổng cũng mở to dần và đạt cực đại.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 3:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa APG thành glucôzơ
II. Phân tử O2 do pha sáng tạo ra có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước
III. Nếu không có CO2 thì quá trình quang phân li nước sẽ không diễn ra
IV. Diện lục b là trung tâm của phản ứng quang hóa
Câu 4:
Khi nói về quá trình hô hấp của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 5:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về tiêu chuẩn sinh lí, sinh hóa để phân biệt các nhóm thực vật C3, C4 và CAM?
I. Ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần thì cường độ quang hợp ở C4vẫn tăng trong khi C3 lại bị ức chế.
II. Nhu cầu nước để hình thành nên 1g chất khô ở thực vật C4 là lớn hơn so với 2 nhóm còn lại.
III. Ở tất cả các nhóm thực vật này đều có enzim cacboxyl hóa là RDP – cacboxilase, và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đều là hợp chất cacbon.
IV. Ở thực vật CAM, sự cố định CO2 diễn ra trong bóng tối, còn ở thực vật C3 và C4 sự cố định CO2 chỉ diễn ra vào ban ngày (ngoài sáng).
V. Điểm bù CO2 ở thực vật C4 là cao nhất trong 3 nhóm thực vật trên.
Câu 6:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào sau đây?
Câu 7:
Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucozơ → đường phân → Chu trình Crep → (x) → ATP. Dấu (x) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí.
Câu 8:
Trong các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?
Câu 9:
Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2.
II. Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O.
III. Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối.
IV. Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử CO2.
Câu 10:
Tại sao môi trường đất mặn, cây chịu mặn như Sú, Vẹt, Đước, lại có thể lấy được nước?
Câu 11:
Sự thoát hơi nước khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:
a. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng
b. Nước bốc hơi từ bề tế bào nhu mô lá vào gian bào
c. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
Thứ tự đúng:
Câu 13:
Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo là:
Câu 14:
Khi nói về quang hợp ở tực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình quang hợp luôn diễn ra pha sáng và pha tối
II. Pha sáng diễn ra ở chất nền lục lạp, pha tối diễn ra ở màng thilacoit
III. Quang phân li nước cần sự tham gia của NADP+
IV. Giai đoạn cố định CO2 tạm thời diễn ra trong tế bào chất
Câu 15:
Ở nơi khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?