Câu hỏi:
07/01/2025 596
Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.
Trả lời:
* Trả lời:
Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu của sự sống mà cấp tổ chức sống nhỏ hơn không có được:
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng: Ví dụ, quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp của tế bào lá cây, quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể.
- Sinh sản: Quá trình phân chia tế bào được xem như quá trình sinh sản của tế bào, mỗi lần phân chia từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo thành 2 tế bào con.
- Sinh trưởng và phát triển: Diễn ra ở kì trung gian của phân bào, khi các tế bào tiến hành quá trình tổng hợp các chất, gia tăng kích thước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân chia tế bào.
- Vận động: Trong cơ thể người, những kiểu vận động rõ ràng nhất của tế bào xảy ra trong cơ thể là của tế bào cơ xương, cơ tim, cơ trơn. Ngoài ra, kiểu vận động khác như vận động kiểu amib và nhung mao xảy ra ở những tế bào khác.
- Cảm ứng – thích nghi: Tế bào trong cơ thể có khả năng nhận tín hiệu và đáp lại tín hiệu bằng một số quá trình mà cơ thể cần. Ví dụ, khi bị đứt tay, lúc này tín hiệu sẽ được truyền đến tế bào, tế bào nhận tín hiệu tiến hành thực hiện quá trình nguyên phân thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
* Mở rộng:
I. Khái quát học thuyết tế bào
1. Sự ra đời của học thuyết tế bào
- Robert Hooke là người đầu tiên quan sát hình ảnh tế bào dưới kính hiển vi khi ông quan sát mô bần bằng kính hiển vi do ông tự chế tạo.
- Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học này mới chỉ quan sát được hình dạng của tế bào.
- Khoảng giữa thế kỉ XIX, ba nhà khoa học là Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất học thuyết tế bào.
- Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng của kính hiển vi điện tử cùng với sự phát triển của các phương pháp khác, học thuyết tế bào được bổ sung nhiều nội dung mới.
→ Sự ra đời của học thuyết tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi.
2. Nội dung của học thuyết tế bào
- Những nội dung khái quát của học thuyết tế bào do 3 nhà khoa học Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất:
+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
- Những nội dung được bổ sung thêm vào học thuyết tế bào ở thế kỉ XX:
+ Tế bào chứa chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào.
+ Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hóa học tương tự nhau.
+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.
+ Hoạt động của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của các bào quan bên trong tế bào. Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan này làm cho tế bào mang đặc tính một hệ thống.
+ Hoạt động của một cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
* Trả lời:
Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu của sự sống mà cấp tổ chức sống nhỏ hơn không có được:
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng: Ví dụ, quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp của tế bào lá cây, quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể.
- Sinh sản: Quá trình phân chia tế bào được xem như quá trình sinh sản của tế bào, mỗi lần phân chia từ 1 tế bào mẹ sẽ tạo thành 2 tế bào con.
- Sinh trưởng và phát triển: Diễn ra ở kì trung gian của phân bào, khi các tế bào tiến hành quá trình tổng hợp các chất, gia tăng kích thước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân chia tế bào.
- Vận động: Trong cơ thể người, những kiểu vận động rõ ràng nhất của tế bào xảy ra trong cơ thể là của tế bào cơ xương, cơ tim, cơ trơn. Ngoài ra, kiểu vận động khác như vận động kiểu amib và nhung mao xảy ra ở những tế bào khác.
- Cảm ứng – thích nghi: Tế bào trong cơ thể có khả năng nhận tín hiệu và đáp lại tín hiệu bằng một số quá trình mà cơ thể cần. Ví dụ, khi bị đứt tay, lúc này tín hiệu sẽ được truyền đến tế bào, tế bào nhận tín hiệu tiến hành thực hiện quá trình nguyên phân thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
* Mở rộng:
I. Khái quát học thuyết tế bào
1. Sự ra đời của học thuyết tế bào
- Robert Hooke là người đầu tiên quan sát hình ảnh tế bào dưới kính hiển vi khi ông quan sát mô bần bằng kính hiển vi do ông tự chế tạo.
- Vào những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã phát hiện ra vi khuẩn và nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, các nhà khoa học này mới chỉ quan sát được hình dạng của tế bào.
- Khoảng giữa thế kỉ XIX, ba nhà khoa học là Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất học thuyết tế bào.
- Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng của kính hiển vi điện tử cùng với sự phát triển của các phương pháp khác, học thuyết tế bào được bổ sung nhiều nội dung mới.
→ Sự ra đời của học thuyết tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi.
2. Nội dung của học thuyết tế bào
- Những nội dung khái quát của học thuyết tế bào do 3 nhà khoa học Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đề xuất:
+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
+ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
+ Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
- Những nội dung được bổ sung thêm vào học thuyết tế bào ở thế kỉ XX:
+ Tế bào chứa chất di truyền, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào.
+ Các tế bào đều được cấu tạo từ những thành phần hóa học tương tự nhau.
+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.
+ Hoạt động của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của các bào quan bên trong tế bào. Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan này làm cho tế bào mang đặc tính một hệ thống.
+ Hoạt động của một cơ thể sống phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?
Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?
Câu 2:
Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?
Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?
Câu 3:
Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?
Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?
Câu 4:
Hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?
Hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?
Câu 5:
Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.
Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.
Câu 6:
Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4. Hãy quan sát hình và cho biết:
1. Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở động vật, một giọt nước ao, một giọt máu người phù hợp với mỗi tiêu bản bên. Giải thích.
2. Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên.
Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4. Hãy quan sát hình và cho biết:
1. Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở động vật, một giọt nước ao, một giọt máu người phù hợp với mỗi tiêu bản bên. Giải thích.
2. Điểm giống nhau và khác nhau của hai tiêu bản bên.