Câu hỏi:
28/10/2024 764Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về
A. hệ tư tưởng
B. mục đích cao nhất
C. phương pháp
D. tầng lớp lãnh đạo
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Cả hai xu hướng đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, muốn xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng.
=> A sai
Cả hai xu hướng đều hướng tới mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
=> B sai
Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự khác nhau về phương pháp (bạo động/ cải cách)
=> C đúng
Cả hai xu hướng đều do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
=> D sai
*) Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
* Chủ trương cứu nước:
- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú.
- Dùng bạo lực để giành độc lập.
* Hoạt động tiêu biểu:
- Tổ chức phong trào Đông Du:
+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
+ Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.
+ Tháng 8/1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp, trục xuất lưu học sinh Việt Nam.
- Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:
+ Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.
+ Chủ trương: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
* Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?
Câu 2:
Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
Câu 4:
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?
Câu 5:
Phong trào Đông du gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?
Câu 6:
“Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là nhận xét của Nguyễn Tất Thành về hoạt động yêu nước của
Câu 7:
Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) không có nội dung nào dưới đây?
Câu 8:
Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?
Câu 11:
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) đã tác động trực tiếp, dẫn tới sự bùng nổ của phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây?
Câu 12:
Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ
Câu 13:
Năm 1906, Phan Chu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
Câu 14:
Phong trào Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức, ngoại trừ
Câu 15:
Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh?