Câu hỏi:
20/07/2024 274Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (1930)?
A. Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp cuộc đấu tranh đơn độc
B. Pháp suy yếu, không đủ sức đàn áp cuộc đấu tranh đơn độc
C. Pháp nhận viện trợ từ Mỹ, đủ sức đàn áp cuộc đấu tranh đơn độc
D. Pháp cũng Mỹ và 1 số quốc gia khác đàn áp cuộc đấu tranh đơn độc
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Khởi nghĩa Yên Bái (1930) nhanh chóng thất bại do nhiều nguyên nhân. Về khách quan, thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp cuộc đấu tranh vũ trang vừa đơn độc, vừa non kém như khởi nghĩa Yên Bái.
A đúng
- B sai vì vào thời điểm đó, thực dân Pháp vẫn còn đủ mạnh để đàn áp các cuộc khởi nghĩa và duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với thuộc địa.
- C sai vì vào thời điểm đó, Mỹ chưa có vai trò can thiệp và hỗ trợ trực tiếp cho Pháp tại Đông Dương. Việc đàn áp khởi nghĩa chủ yếu do sức mạnh và sự kiểm soát của thực dân Pháp.
- D sai vì thời điểm đó, cuộc khởi nghĩa chỉ đối đầu với thực dân Pháp mà chưa có sự can thiệp của Mỹ hay các quốc gia khác trong việc đàn áp phong trào đấu tranh.
* Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
- Nguyên nhân:
+ Sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt, cơ sở ở các nơi bị phá vỡ.
+ Bị động trước tình thế, những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định hành động.
- Diễn biến:
+ Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.
+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.
+ Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị,nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.
Các Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt giam trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái
- Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Về khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh.
+ Về chủ quan: Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.
- Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Giải Vở bài tập Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm 1926 – 1927 có điểm gì nổ bật?
Câu 2:
Đâu không phải là nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?
Câu 4:
Hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là
Câu 5:
Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX vì
Câu 6:
Tháng 7-1928, tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam đã thành lập tổ chức nào?
Câu 7:
Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
Câu 9:
Cuối năm 1929, tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng phân hóa tích cực là do
Câu 10:
Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Câu 11:
Sự phân hóa tích cực của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng phản ánh xu thế nào của cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Câu 12:
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Câu 13:
Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam
Câu 14:
Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?