Câu hỏi:
02/12/2024 236Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất
A. liên kết pi
B. vòng không bền
C. 2 liên kết đôi
D. 2 nhóm chức có khả năng phản ứng
Trả lời:
Đáp án đúng là D
Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng
* Tìm hiểu thêm về "
Khái niệm, phân loại
1. Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Ví dụ: Polietilen: (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-
Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.
- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.
- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)
- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…
2. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:
+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...
+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …
+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...
- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:
+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:
(–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n ...
+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:
(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n
Một số nguồn chứa polime thiên nhiên
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Hoá 12 Bài 13: Đại cương về polime
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng
Câu 2:
Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su Buna-S có công thức cấu tạo là
Câu 5:
Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì
Câu 6:
Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì
Câu 7:
Một polime Y có cấu tạo như sau:
Công thức một mắt xích của polime Y là
Câu 8:
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6; tơ capron; tơ axetat; tơ olon. Những loại tơ nào là tơ nhân tạo:
Câu 11:
Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac, CO2…) được gọi là
Câu 14:
Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là