Câu hỏi:
23/10/2024 151Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ..
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.
Giải thích:
- Ý A: đồi núi thấp → Sai, vì Tây Bắc là vùng núi cao.
- Ý B: hướng nghiêng TB – ĐN → Đúng, vì cả hai vùng đều được nâng cao ở phía Bắc và Tây Bắc, đồng bằng ven biển phía ĐN.
- Ý C: nhiều cao nguyên sơn nguyên → Sai , vì ĐBắc không có sơn nguyên.
- Ý D: khối núi cao, đồ sộ → Sai, vì ĐB là vùng núi thấp.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Đặc điểm chung của địa hình
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).
c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…
- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.
Các khu vực địa hình
b) Khu vực đồng bằng
* Đồng bằng châu thổ sông
Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Đồng bằng sông Hồng
+ Diện tích: Rộng khoảng 15 000 km2.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.
+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.
+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.
+ Địa hình thấp, phẳng.
+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).
* Đồng bằng ven biển
- Diện tích: Khoảng 15 000 km2.
- Đặc điểm:
+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.
+ Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.
- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ nên kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta là
Câu 2:
Giải thích vì sao địa hình nước ta có sự phân bậc và có nhiều núi trẻ?
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào?
Câu 4:
Những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?
Câu 6:
Tại sao thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển?
Câu 8:
Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?
Câu 9:
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là
Câu 10:
Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung không có đặc điểm nào dưới đây? có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?
Câu 11:
Giải thích tại sao vùng Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh?
Câu 12:
Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi
Câu 13:
Giải thích vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta?
Câu 14:
Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?