Câu hỏi:
23/12/2024 104Đâu không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do nhu cầu giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử
B. Do địa vị kinh tế Tây Âu bị suy giảm mạnh sau chiến tranh
C. Do Mĩ đang can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị châu Âu
D. Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa,không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai
+ Các nước Tây Âu là quê hương của chủ nghĩa tư bản, nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) các nước này bị đẩy xuống hàng thứ hai và bị lệ thuộc vào Mĩ về nhiều mặt.
+ Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa Pháp- Đức vẫn luôn là một khối thuốc nổ giữa lòng châu Âu. Hai cuộc chiến tranh thế giới nổ ra đều có liên quan đến mâu thuẫn này
=> Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị, hạn chế ảnh hưởng của Mĩ vào khu vực, đồng thời giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử (quan hệ giữa Pháp và Đức), các nước này đã liên kết lại với nhau.
Đáp án D là điều kiện để các nước Tây Âu có thể liên kết lại được với nhau.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Mở rộng:
I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950.
1. kinh tế:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá, sản xuất bị suy giảm.
- Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác san” => đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi.
2. Chính trị.
a. Chính sách đối đội:
- Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.
- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế.
b. Chính sách đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ (ví dụ: Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại Inđônêxia,...).
II. TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN 1973
1. Kinh tế:
- Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đến đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Tây Âu.
1 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
2 - Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
3 - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như:
+ Nguồn viện trợ của Mỹ.
+ Nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba.
+ Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC,…
2. Chính trị:
a. Chính sách đối nội: từ năm 1950 – 1973 các nước Tây Âu tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản, tuy nhiên, tại một số quốc gia cũng có sự biến dộng trong đời sống chính trị.
b. Chính sách đối ngoại:
- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ).
- Từ năm 1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?
Câu 2:
Mục đích chính của Mĩ trong việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật năm 1951 là gì?
Câu 3:
Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến trật tự hai cực Ianta?
Câu 4:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 5:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?
Câu 6:
Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 7:
Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 8:
Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
Câu 9:
Đâu không phải là điểm khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Câu 10:
Điểm tương đồng giữa các học thuyết và chiến lược của các đời tổng thống Mĩ từ năm 1945-2000 là gì?
Câu 11:
Nguyên nhân nào khiến cho Mĩ không thể thực hiện được chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 12:
Vì sao nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu lại đạt được sự tăng trưởng khá liên tục từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 13:
Nhân tố nào đã tác động đến việc các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 14:
Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?
Câu 15:
Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?