Câu hỏi:

10/09/2024 172

Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đấy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa 

B. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật 

C. Sự hỗ trợ của Mĩ 

Đáp án chính xác

D. Đầu tư phát triển con người

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

- Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là Sự hỗ trợ của Mĩ 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Ở Pháp năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng 50% só với năm 1938; Italia tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia…Tuy nhiên đến đầu những năm 50 của thế kỉ XX các nước đều đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế đất nước được khôi phục sau chiến tranh. Nguyên nhân khách quan đưa đến hiện trạng này là do các nước này đều nhận được sự hỗ trợ từ phía Mĩ: Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mác san, Nhật Bản nhờ vào những cuộc cải cách dân chủ của quân Đồng minh (quân Mĩ).

-Các đáp án khác,không phải là Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

→ C đúng.A,B,D sai.

 * Tình hình nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Bị thiệt hại nặng nề: gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá nghiêm tronhj; 13 triệu người thất nghiệp, đói rét,...

- Bị quân đội Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).

2. Quá trình dân chủ hóa nước Nhật.

Để thực hiện dân chủ hóa nước Nhật, Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.

a. Chính trị:

- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh; giải tán các đảng phái quân phiệt.

- 3/5/1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến (nhưng thực tế làchế độ dân chủ đại nghị tư sản).

- Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.Không mang quân đội ra nước ngoài.

b. Kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.

- Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.

- Dân chủ hóa lao động.

⇒ Ý nghĩa:

- Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân.

- Là một nhân tố quan trọng góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng khắc phục những khó khăn sau chiến tranh và là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này.

3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ:

+ 8/9/1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết ⇒ Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

+ 8/9/1951, Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico được kí kết, chấm dứt chế độc chiếm đóng của Đồng minh tại Nhật Bản.

TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950.

1. kinh tế:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá, sản xuất bị suy giảm.

- Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác san” => đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi.

2. Chính trị.

a. Chính  sách đối đội:

- Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế.

b. Chính sách đối ngoại:

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ (ví dụ: Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại Inđônêxia,...).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?

Xem đáp án » 22/07/2024 966

Câu 2:

Mục đích chính của Mĩ trong việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật năm 1951 là gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 330

Câu 3:

Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến trật tự hai cực Ianta?

Xem đáp án » 16/07/2024 243

Câu 4:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 18/07/2024 187

Câu 5:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 185

Câu 6:

Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 18/07/2024 169

Câu 7:

Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

Xem đáp án » 17/07/2024 164

Câu 8:

Đâu không phải là điểm khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Xem đáp án » 19/07/2024 163

Câu 9:

Điểm tương đồng giữa các học thuyết và chiến lược của các đời tổng thống Mĩ từ năm 1945-2000 là gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 146

Câu 10:

Nguyên nhân nào khiến cho Mĩ không thể thực hiện được chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 16/07/2024 145

Câu 11:

Nhân tố nào đã tác động đến việc các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 18/07/2024 145

Câu 12:

Vì sao nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu lại đạt được sự tăng trưởng khá liên tục từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 22/07/2024 144

Câu 13:

Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?

Xem đáp án » 16/07/2024 144

Câu 14:

Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?

Xem đáp án » 21/07/2024 133

Câu 15:

Từ nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, anh (chị) hãy rút ra bài học quan trọng nhất có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án » 22/07/2024 132

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »