Câu hỏi:
23/07/2024 46,863Đặc điểm của đất feralit là
A. có màu đỏ vàng, chua nghèo mùn.
B. có màu đen, xốp thoát nước.
C. có màu đỏ vàng, đất rất màu mỡ.
D. có màu nâu, khó thoát nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Đặc tính của đất feralit là lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất bazơ, nhiều oxit sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa. Loại đất này thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi, nhưng không thích hợp để trồng lúa và các cây ngắn ngày.
A đúng.
- B sai vì đất ferralit không có màu đen. Do khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.
- C sai vì đất feralit thường nghèo các chất bazơ, nhiều oxit sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa, thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi.
- D sai vì đất ferralit có màu đỏ vàng, có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước.
* Nhóm đất fe-ra-lit
- Đặc điểm: Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xit sắt và ô-xit nhôm, có màu đỏ vàng, chua, nghèo mùn và thoáng khí. Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.
- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit chiếm khoảng 65% diện tích tự nhiên của cả nước, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp. Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Giá trị sử dụng: Đất fe-ra-lit thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Ngoài ra, còn được sử dụng để trồng cây lương thực và hoa. Đất fe-ra-lit cũng được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ và các loại cây dược liệu.
- Mô hình nông-lâm kết hợp được phát triển trên các loại đất fe-ra-lit ở vùng đồi núi thấp, với sự đan xen của các loại cây nông nghiệp và rừng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 8 Bài 9 (Cánh diều): Thổ nhưỡng Việt Nam
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?
Câu 3:
Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu
Câu 4:
Xâm thực mạnh ở miền núi không gây hậu quả trực tiếp nào sau đây?
Câu 5:
Địa hình Caxtơ (hang động, suối cạn, thung khô) được hình thành chủ yếu trên loại đá nào sau đây?
Câu 8:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nào sau đây?
Câu 9:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?