Câu hỏi:
23/07/2024 9,063Có mấy ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Có 3 ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt:
1. Công nghệ sấy lạnh
2. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao
3. Công nghệ chiên chân không.
→ C đúng.
→ A, B, D sai.
* Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt
1. Công nghệ sấy lạnh
- Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
- Ưu điểm:
+ Giữ nguyên màu sắc và mùi vị.
+ Giữ nguyên hình dạng sản phẩm
+ Bảo quản trong thời gian dài, ít chịu tác động bên ngoài.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn
+ Phạm vi ứng dụng hẹp.
2. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao
- Là phương pháp sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ từ 4 – 100C nhằm làm bất hoạt các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm.
- Ưu điểm:
+ Bảo vệ sản phẩm tốt hơn, không sử dụng hóa chất
+ Giữ được các vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm
+ Giúp tiêu hóa dễ dàng
+ Kéo dài thời gian sử dụng
+ Tiêu thụ ít năng lượng
+ Tác động của áp suất đồng đều đến sản phẩm
- Nhược điểm:
+ Chi phí cao và sau xử lí vẫn phải giữ lạnh
+ Hiệu quả không cao với sản phẩm rau
3. Công nghệ chiên chân không
- Là công nghệ chiên các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không
- Ưu điểm:
+ Tăng giá trị dinh dưỡng, tăng hàm lượng chất khô, hàm lượng dầu.
+ Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm
+ Tăng khả năng bảo quản sản phẩm
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn
+ Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Chế biến sản phẩm trồng trọt
Giải Công nghệ 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Chế biến sản phẩm trồng trọt
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Đâu là ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?
Câu 6:
Phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường thứ hai là:
Câu 11:
Phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường đầu tiên là: