Câu hỏi:
17/07/2024 185
Có 3 mẫu hợp kim: Cu-Ag; Cu-Al; Cu-Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên?
A. HCl và NaOH.
B. HNO3 và NH3.
C. H2SO4 và NaOH.
D. H2SO4 loãng và NH3
Trả lời:
Đáp án D
Ta sử dụng dung dịch H2SO4 loãng và NH3
- Hòa tan từng mẫu hợp kim vào dung dịch H2SO4 loãng
+ Hợp kim không bị hòa tan trong H2SO4 loãng là Cu-Ag
+ Hợp kim bị hòa tan môt phần, có khí thoát ra là: Cu-Al; Cu-Zn
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Nhỏ tiếp NH3 dư vào sản phẩm tạo thành ở hai mẫu Cu-Al ; Cu-Zn.
+ Xuất hiện kết tủa và kết tủa không tan: Cu-Al
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
Do NH3 là bazơ yếu nên không hòa tan được Al(OH)3
+ Xuất hiện kết tủa, kết tủa tan: Cu-Zn
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.
Đáp án D
Ta sử dụng dung dịch H2SO4 loãng và NH3
- Hòa tan từng mẫu hợp kim vào dung dịch H2SO4 loãng
+ Hợp kim không bị hòa tan trong H2SO4 loãng là Cu-Ag
+ Hợp kim bị hòa tan môt phần, có khí thoát ra là: Cu-Al; Cu-Zn
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
- Nhỏ tiếp NH3 dư vào sản phẩm tạo thành ở hai mẫu Cu-Al ; Cu-Zn.
+ Xuất hiện kết tủa và kết tủa không tan: Cu-Al
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
Do NH3 là bazơ yếu nên không hòa tan được Al(OH)3
+ Xuất hiện kết tủa, kết tủa tan: Cu-Zn
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho một mẫu hợp kim K-Na tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là
Câu 2:
Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay?
Câu 3:
Để oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm Fe và Cr cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
Câu 5:
Để loại bỏ sắt bám trên một tấm kim loại bằng bạc có thể dùng dung dịch
Câu 6:
Cho 2,8 gam bột Fe và 0,81 gam bột Al vào 100 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Khuấy kĩ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn B gồm 3 kim loại có khối lượng 8,12 gam. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 là
Câu 7:
Ngâm 2,33 gam hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là
Câu 9:
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2% - 5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3 -5% Mn; 0,1 - 2% P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là
Câu 10:
Trong hợp kim Al-Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là
Câu 11:
Khi cho 7,7 g hợp kim gồm natri và kali vào nước thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim là
Câu 12:
Hòa tan 9,14 hợp kim Cu, Mg và Al bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và 2,54 gam chất rắn Y. Trong hợp kim, khối lượng Al gấp 4,5 lần khối lượng Mg. Thể tích khí X (đktc) là
Câu 14:
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
Câu 15:
Để xác định hàm lượng C trong một mẫu họp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu
Công thức hoá học của loại hợp kim trên là
Để xác định hàm lượng C trong một mẫu họp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu
Công thức hoá học của loại hợp kim trên là