Câu hỏi:
23/07/2024 119Cho 100 ml dung dịch FeSO4 1M vào 500 ml dung dịch chứa đồng thời KMnO4 0,04 M và H2SO4 1M, thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 127,20
B. 128,98
C. 152,28
D. 150,58
Trả lời:
Đáp án C
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
→ nFe3+ = 0,1 mol; ∑nSO42- = 0,1 + 0,5 = 0,6 mol; nMn2+ = 0,02 mol.
m↓ = mFe(OH)3 + mBaSO4 + mMn(OH)2 = 0,1 × 107 + 0,6 × 233 + 0,02 × 89 = 152,28 gam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hoà tan a gam Fe vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được m gam muối khan. Cho khối lượng muối trên vào 100ml dung dịch KMnO4 0,25M trong H2SO4, sau phản ứng hoàn toàn thu V lít khí (ở đktc). Giá trị V là:
Câu 2:
Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7 : 3. Lấy m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có 0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là:
Câu 3:
Hòa tan 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít NO2 (đktc) và 2,24 lít SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
Câu 4:
Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:
Câu 5:
Lấy hai thanh kim loại M đều có giá trị là 1g. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch AgNO3 và thanh thứ hai vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng thanh thứ nhất tăng 151%, thanh thứ hai giảm 1% (so với ban đầu). Biết rằng số mol M phản ứng ở hai thanh là như nhau. Vậy M là:
Câu 6:
Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,03 mol AgNO3 và 0,04 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là:
Câu 7:
Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 (lít) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là:
Câu 8:
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:
Câu 9:
Hoà tan hoàn toàn 33,8 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có cùng số mol) vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là:
Câu 11:
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Hòa tan 4,64 gam A trong dung dịch H2SO4 loãng dư được 200 ml dung dịch X. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,1M cần thiết để chuẩn độ hết 100 ml dung dịch X?
Câu 12:
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là:
Câu 13:
Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là kim loại nào?
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là:
Câu 15:
Cho một đinh sắt lượng dư vào 200 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrat X lúc đầu. Kim loại X là: