Câu hỏi:
23/07/2024 42,823Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc lưu vực hệ thống sông Thái Bình?
A. Sông Thương.
B. Sông Cầu.
C. Sông Đáy.
D. Sông Kinh Thầy.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông không thuộc lưu vực hệ thống sông Thái Bình là sông Đáy, sông Đáy thuộc lưu vực sông Hồng
C đúng
- A sai vì sông Thương bắt nguồn từ vùng núi Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang và chảy qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương trước khi hợp lưu với sông Cầu và sông Đuống để tạo thành sông Thái Bình.
- B sai vì sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương trước khi hợp lưu với sông Thương và sông Đuống để tạo thành sông Thái Bình.
- D sai vì sông Kinh Thầy nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, chảy qua các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng. Đây là một nhánh của sông Thái Bình, bắt nguồn từ sông Cầu (từ huyện Phả Lại) và chảy ra biển tại cửa Lạch Tray.
*) Đặc điểm hệ thống sông
- Đây là lưu vực lớn thứ 2 ở miền Bắc nước ta sau hệ thống sông Hồng.
- Do có sự phân mùa mưa khô của khí hậu ở phần diện tích lưu vực nên thủy chế sông cũng có sự phân mùa lũ – cạn tương ứng, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
- Độ dốc của sông không lớn lắm do đó có khả năng đào lòng kém nhưng khả năng mở rộng lòng lại thuận lợi vì có khá nhiều diện tích lưu vực của sông ở vùng đồng bằng phù sa.
- Thủy chế của hệ thống sông có sự thất thường do:
+ Có sự hợp lưu cùng một chỗ (tại Phả Lại) của ba con sông phụ lưu lớn.
+ Lãnh thổ lưu vực đều có mưa mùa hạ. + Diện tích rừng còn lại không nhiều.
+ Nhận lượng nước đáng kể từ hệ thống sông Hồng.
- Lượng nước của sông Thái Bình, đặc biệt là về mùa lũ có sự tác động rất mạnh của hệ thống sông Hồng thông qua hai con sông Đuống và Luộc, do hệ thống sông Hồng có tổng lưu lượng nước rất lớn.
- Lượng phù sa ở sông Thái Bình không lớn do địa hình ít có sự phân tầng đột ngột và địa hình cũng khá thấp (ở phần lưu vực) nên khả năng đào lòng, vận chuyển vật chất giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan,và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng với tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta?
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 250C?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết những vùng khí hậu nào dưới đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc?
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có mưa vào mùa hè tiêu biểu ở nước ta là:
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, xác định cao nguyên Mơ Nông thuộc vùng núi nào sau đây?
Câu 9:
Đâu không phải đặc điểm của địa hình bán bình nguyên và đồi trung du của nước ta:
Câu 10:
Căn cứ vào trang 9 và trang 6,7 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết những nơi nào sau đây có lượng mưa lớn ở nước ta?
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên dải đồng bằng ven biển Trung Bộ?
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lãnh hải Việt Nam?
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tại trạm khí tượng Đà Nẵng, tháng có lượng mưa lớn nhất là
Câu 14:
Nhận định nào sau đây không đúng về các miền địa lí tự nhiên của nước ta?
Câu 15:
Tính chất nhiệt đới ẩm của sông ngòi nước ta không có biểu hiện nào sau đây?