Câu hỏi:

24/12/2024 3

Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây và cho biết các vế của mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

 

b. (1) Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. (2) Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. (3) Mưa phùn lất phất... (4) Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. (5) Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. (6) Thỏ đuổi theo. (7) Tấm vải tròng trành trên ao. (8) Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co chân lên. (9) Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

(Võ Quảng)

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: Câu ghép trong các đoạn văn và cách nối các vế câu ghép được thể hiện trong mỗi câu là: 

(4) Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. 

(5) Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.

+ Trong câu (4), các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng dấu phẩy.

+ Trong câu (5), các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng dấu phẩy và kết từ “nhưng”.

* Kiến thức mở rộng

CÂU GHÉP

a. Khái niệm: 

- Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. 

- Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. 

Ví dụ: 

+ Vì trời đổ mưa nên chuyến đi của lớp Lan đành phải hoãn lại.

→ Đây là câu ghép do hai vế câu đơn ghép lại

+ Trời đổ nắng to, mẹ đội nắng phơi thóc ngoài sân, bố gánh lúa từ ngoài đồng về, còn Nam thì vẫn ung dung ngồi quạt mát trong nhà.

→ Đây là câu ghép do 4 vế câu đơn ghép lại.

b. Cách nối các vế câu ghép:  

Có 2 cách nối các vế trong câu ghép:

* Nối bằng những từ có tác dụng nối: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. 

* Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 

c. Ví dụ: 

- Nối các vế trong câu ghép bằng những từ có tác dụng nối: quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ: 

+ Những quan hệ từ thường được dùng là: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,….

Mình đi siêu thị hay bạn đi ra chợ?

+ Những cặp quan hệ từ thường được dùng là:

++  vì… nên….; do…. nên….; nhờ….mà…. : Nhờ Minh giảng giải mà Lan đã giải xong bài toán đố.

++ nếu…thì…; giá….thì…; hễ….thì….: Giá Long chăm học hơn nữa thì kết quả đã không thấp thế này.

++ tuy….nhưng….; mặc dù….nhưng ….: Mặc dù trời mưa nhưng cuộc họp vẫn sẽ được tổ chức.

++ chẳng những…. mà……; không chỉ….. mà……: Chẳng những Tuấn lười học mà cậu ta còn hỗn láo nữa.

+ Những cặp từ hô ứng cũng thường được dùng: 

++ vừa … đã; chưa … đã; mới… đã; vừa … vừa; càng … càng; đâu … đấy; nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu: Trời càng mưa nhiều, đường càng lầy lội.

Nó học chăm học bao nhiêu thì em nó lại lười học bấy nhiêu.

- Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm: 

+ Trong vườn, hoa lặng lẽ tỏa hương, những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời.

→ Hai vế “hoa lặng lẽ tỏa hương” và “những chú ong thầm lặng hút mật đem lại ngọt bùi cho đời” được nối với nhau bằng dấu phẩy.

+ Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học.

→ Hai vế “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn” và “Hôm nay, tôi đi học” được nối với nhau bởi dấu hai chấm. 

+ Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương; đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới; xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về.

→ Ba vế “Kia là hoa hồng đang lặng lẽ tỏa hương”, “đây là hoa lan đang vươn mình trong nắng mới” và “xa xa là hoa cúc đang rung rinh trong những cơn gió đang về” được nối với nhau bởi dấu chấm phẩy.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.

(Vũ Tú Nam)

Xem đáp án » 23/12/2024 13

Câu 2:

Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.

c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.

(Nguyễn Khải)

Xem đáp án » 23/12/2024 13

Câu 3:

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.

(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

(Theo Văn Thành Lê)

Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối (ảnh 1)

Xem đáp án » 23/12/2024 10

Câu 4:

Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.

Xem đáp án » 23/12/2024 10

Câu 5:

Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.

(Theo Trần Thanh Địch)

Xem đáp án » 23/12/2024 10

Câu 6:

Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau:

và, rồi, còn, nhưng

a. Chích bông là loài chim bé nhỏ Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau: (ảnh 1) nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.

b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau: (ảnh 2) cún con cũng vậy.

c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau: (ảnh 3) ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.

d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau: (ảnh 4) em cùng mẹ ra vườn tưới cây.

Xem đáp án » 23/12/2024 10

Câu 7:

Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?

(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.

(Theo Băng Sơn)

Xem đáp án » 23/12/2024 9

Câu 8:

Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.

a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.

(Xuân Quỳnh)

Xem đáp án » 23/12/2024 9

Câu 9:

Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.

(Theo Ngô Văn Phú)

Xem đáp án » 23/12/2024 8

Câu 10:

Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.

b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(Khuất Quang Thụy)

Tìm các vế của câu ghép: Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn (ảnh 1)

Xem đáp án » 23/12/2024 6

Câu 11:

Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

c. (1) Chú sơn ca tiếp tục vỗ cánh bay lên cao vút. (2) Chú thấy cần phải làm một chuyến đi xa để thăm tất cả mảnh đất quê hương của chú. (3) Đôi cánh nhỏ chao chát trên không dân chú đi. (4) Cảnh vật loang loáng in vào đôi mắt tinh nhanh tuyệt diệu của chú. (5) Chú xiết bao kinh ngạc vì thấy quê hương của chú, ngoài dãy đồi đầy một màu xanh và ánh nắng, còn trải ra bao la!

(Nguyễn Kiên)

Xem đáp án » 24/12/2024 6

Câu 12:

Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau: (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy (ảnh 1)

a. (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. (2) Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. (3) Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. (4) Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. (5) Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.

(Truyện Thạch Sanh)

Xem đáp án » 24/12/2024 5

Câu 13:

Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

(1) Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. (2) Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn. (ảnh 1), người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. (3)Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn. (ảnh 2), họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. (4) Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn. (ảnh 3), hạt lúa được rang và giã thành cốm. (5) Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn. (ảnh 4), người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.

(Theo Ngọc Hà)

Xem đáp án » 24/12/2024 5

Câu 14:

Tìm vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.

a. Vào dịp lễ Mừng xuân, chẳng những trẻ em được vui đùa thoả thích mà Tìm vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.  a. Vào dịp lễ Mừng xuân, chẳng những trẻ em được vui đùa thoả thích mà (ảnh 1).

Xem đáp án » 24/12/2024 4

Câu 15:

Tìm cặp kết từ nối các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

c. Nếu hoa mua có màu tím hồng thì hoa sim tím nhạt, phơn phớt như má con gái.

(Băng Sơn)

Xem đáp án » 24/12/2024 3

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »