TOP 22 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 22185 lượt xem
Mua tài liệu


[TẠM NGỪNG BÁN] - bộ Đề thi Tiếng Việt 2 (Học kì 2) Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 1)

A. Đọc hiểu

Cánh cam lạc mẹ

Cánh cam đi lạc mẹ

Gió xô vào vườn hoang

Giữa bao nhiêu gai góc

Lũ ve sầu kêu ran.

Chiều nhạt nắng trắng sương

Trời rộng xanh như bể

Tiếng cánh cam gọi mẹ

Khản đặc trên lối mòn

Bọ dừa dừng nấu cơm

Cào cào ngừng giã gạo

Xén tóc thôi cắt áo

Đều báo nhau đi tìm

Khu vườn hoang lặng im

Bỗng râm ran khắp lối

Có điều ai cũng nói

Cánh cam về nhà tôi.

NGÂN VỊNH

a. Chuyện gì xảy ra với cánh cam?

b. Những ai đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam?

c. Họ đõ làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Cánh cam lạc mẹ

2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập

ĐÁP ÁN

A. Đọc hiểu

a. Cánh cam đi lạc mẹ, gió xô vào vườn hoang

b. Những bạn đã quan tâm, giúp đỡ cánh cam: Bọ dừa, cào cào, xén tóc.

c. Họ đã bảo nhau đi tìm mẹ cho cánh cam và nói cánh cam về nhà mình.

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết Cánh cam lạc mẹ

2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập

Bài làm tham khảo

Chiếc bút nhớ là món quà mẹ tặng cho em. Chiếc bút có hình hộp chữ nhật. Chiều dài của bút khoảng 10cm. Thân bút to như ba ngón tay của em dựng thẳng. Bên ngoài bút là một lớp nhựa rất cứng cáp, màu xanh dương. Phần nắp bút có màu đen tuyền như cục than tre. Chiếc bút đã giúp cho em viết lại và ghi nhớ tất cả các kiến thức đã học.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 2)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc hiểu

Mây trắng và mây đen

Trên bầu trời cao rộng, mây đen và mây trắng đơng rong ruổi theo gió. Mây trắng xốp, nhẹ, bồng bềnh như một chiếc gối bông xinh xắn. Mây đen vóc dóng nặng nề, đang sà xuống thấp.

Thấy mây đen bay thấp, mây trắng rủ:

- Chúng mình bay lên cao đi! Bay cao thú vị lắm!

- Anh bay lên đi! - Mây đen nói - Tôi còn phải mưa xuống, ruộng đồng đang khô cạn vì hạn hán, muôn loài đang mong chờ tôi.

Mây trắng ngạc nhiên hỏi:

- Làm mưa ư? Anh không sợ tan biến hết hình hài à?

Nói rồi mây trắng bay vút lên. Nó bị gió cuốn tan biến vào không trung.

Mây đen sà xuống thấp rồi hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ,... Con người và vạn vật reo hò đón mưa. Mưa tạnh, nắng lên rực rỡ. Nước ở ruộng đồng bốc hơi, bay lên, rồi lại kết lại thành những đám mây đen. Những đóm mây đen hoá thành mưa rơi xuống... Cứ như thế, mây đen tồn tại mãi mãi.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người:

A. mây đen và mây trắng

B. nắng và gió

C. bầu trời và ruộng đồng

b. Mây trắng rủ mây đen đi đâu

A. rong ruổi theo gió

B. bay lên cao

C. sà xuống thấp

c. Vì sao mây đen không theo mây trắng?

A. vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng cây cỏ

B. vì hạn hán, mây đen muốn làm mưa giúp người

C. vì mây đen sợ gió thổi làm tan biến mất hình hài

d. Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật?

e. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:

Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn.

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết

Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét

Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.

2. Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình

ĐÁP ÁN

A. Đọc hiểu

a. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người: Mây đen và mây trắng → Đáp án A.

b. Mây trắng rủ mây đen đi đâu: bay lên cao → Đáp án B.

c. Vì sao mây đen không theo mây trắng: vì mây đen thích ngắm cảnh ruộng đồng cây cỏ → Đáp án A.

d. Câu văn cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật: Mây đen sà xuống thấp rồi lại hóa thành mưa rơi xuống ruộng đồng, cây cỏ...Con người và vạn vật reo hò đón mưa.

e. Các từ chỉ đặc điểm trong câu: xốp, nhẹ, gối bông xinh xắn.

B. Viết

1. Chính tả

Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét

Con người có nhiều cách để trao đổi với nhau. Từ xa xưa, người ta đã biết huấn luyện bồ câu đưa thư. Những bức thư được buộc vào chân bồ câu. Bồ câu nhớ đường rất tốt. Nó có thể bay qua một chặng đường dài hàng nghìn cây số để mang thư đến đúng nơi nhận.

2. Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình

Bài làm tham khảo

Phòng khách nhà em có một chiếc tivi rất lớn. Nó có hình chữ nhật, to phải gấp hơn mười lần chiếc máy tính của bố. Và nó còn siêu mỏng nữa, bề dày hỉ chừng hơn một xăng-ti-mét thôi. Không chỉ có màn hình lớn, tivi còn có thể kết nối internet để xem đủ các bộ phim nữa. Em rất tự hào về chiếc tivi nhà mình.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 3)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc hiểu

Thăm bạn ốm

Hôm nay đến lớp

Thấy vắng thỏ nâu

Các bạn hỏi nhau

“Thỏ đi đâu thế?"

Gấu liền nói khẽ:

“Thỏ bị ốm rồi

Này các bạn ơi

Đến thăm thỏ nhé!”

“Gấu tôi mua khế

Khế ngọt lại thanh.”

“Mèo tôi mua chanh

Đánh đường mát ngọt."

Hươu mua sữa bột

Nai sữa đậu nành

Chúc bạn khoẻ nhanh

Cùng nhau đến lớp.

.

a. Vì sao thỏ nâu nghỉ học?

b. Các bạn bàn nhau chuyện gï?

c. Đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với thỏ nâu.

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết

Cây bàng

Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!

Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát

Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!

A bàng tốt lắm
Bàng che cho em
Nhưng ai che bàng
Cho bàng khỏi nắng!

Xuân Quỳnh

2. Viết đoạn văn kể về công việc của một người

ĐÁP ÁN

A. Đọc hiểu

a. Thỏ nâu nghỉ học vì thỏ nâu bị ốm.

b. Các bạn bàn nhau chuyện đi thăm thỏ nâu.

c. Đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn đối với thỏ nâu.

- Đóng vai Gấu: Thỏ nâu ơi, tớ là Gấu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua khế cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.

- Đóng vai Hươu: Thỏ nâu ơi, tớ là Hươu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua sữa bột cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết

Cây bàng

Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!

Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát

Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!

A bàng tốt lắm
Bàng che cho em
Nhưng ai che bàng
Cho bàng khỏi nắng!

Xuân Quỳnh

2. Viết đoạn văn kể về công việc mà em đã làm cùng người thân

Bài làm tham khảo

Hôm qua, gia đình em quyết định tổng vệ sinh nhà cửa. Bố dọn dẹp phòng khách. Mẹ sẽ phụ trách phòng bếp. Còn chị gái sẽ lau dọn phòng ngủ. Em nhỏ tuổi nhất nhưng vẫn xung phong giúp chăm sóc vườn cây. Em đã nhặt thật sạch toàn bộ cỏ. Sau đó, em còn tưới nước cho cây cối trong vườn. Công việc khá vất vả nhưng em cảm thấy rất vui vẻ.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 4)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc hiểu

Chuyện quả bầu

1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.

3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,... lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Theo TRUYỆN CỔ KHƠ-MÚ

Chú thích:

- Con dúi: loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.

- Sáp ong: chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.

- Nương: đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông.

- Tổ tiên: những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.

Câu hỏi 1. Con Dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?

Câu hỏi 2: Hai vợ chồng làm cách nào đế thoát nạn?

Câu hỏi 3: Có chuvện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

B. Viết

1. Chính tả

Trên các miền đất nước

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

2. Viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ

ĐÁP ÁN

A. Đọc hiểu

Câu hỏi 1. Con Dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì?

- Hướng dẫn: Em đọc kĩ đoạn 1, tìm điều bí mật mà Dúi nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết. Đó là câu trả lời cho câu hỏi.

Dúi báo trời sắp mưa to gió lớn tràn ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to khoét rỗng rồi chuẩn bị thức ăn bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới chui ra.

Câu hỏi 2: Hai vợ chồng làm cách nào đế thoát nạn?

- Hướng dẫn: Đọc kĩ đoạn 2, em sẽ tìm được nội dung cho câu trả lời.

- Gợi ý: Hai vợ chồng làm theo lời con dúi Nhờ sống sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng đã thoát nạn”.

Câu hỏi 3: Có chuvện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

- Hướng dẫn: Đọc thầm đoạn 3, em sẽ tìm thấy nội dung câu trả lời.

- Gợi ý: Ít lâu sau người vợ sinh ra một quả bầu. Một thời gian sau “từ trong quả bầu những người con bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ mú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 5)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

II. Đọc hiểu (6 điểm):

Món quà hạnh phúc

Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ.

Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ. Chúng sẽ cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng.

Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất.

Theo Chuyện của mùa hạ

Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (MĐ1): Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ: (0,5 điểm)

A. yêu thương và vâng lời

B. quây quần bên Thỏ Mẹ

C. làm việc quần quật suốt ngày.

Câu 2 (MĐ1): Để tỏ lòng biết ơn và thương yêu mẹ, bầy thỏ con đã: (0,5 điểm)

A. Hái tặng mẹ những bông hoa đẹp

B. Tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ

C. Đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng.

Câu 3 (MĐ2): Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc vì: (0,5 điểm)

A. Các con chăm ngoan, hiếu thảo

B. Được tặng món quà mà mình thích

C. Được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến.

Câu 4: (MĐ3) Nếu em là Thỏ mẹ, em sẽ nói gì với những chú thỏ con của mình sau khi nhận được món quà? (0,5 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 học kì II bộ Kết nối tri thức

Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 học kì II bộ Kết nối tri thức 2022

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

1. Chính tả (4 điểm): Nghe viết

Món quà hạnh phúc

Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề: Viết 4-5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

Đáp án

Bài 1:

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: Mẫu: Mẹ cảm ơn các con. Mẹ thích món quà này lắm!

Bài 2:

Từ chỉ hoạt động: thêu, tặng

Bài 3:

  • Từ chỉ đặc điểm: nắn nót, trắng tinh, lóng lánh
  • Từ chỉ sự vật: món quà, chú thỏ, bông hoa

Bài 4:

Những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà khi nào?

Bài 5:

Ngày xưa Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi, cùng ăn và cùng nhau vui chơi. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm, Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:

  • Kiến Đen này, bạn có muốn đi ngao du thiên hạ không?

Bài 6:

  1. Con sóc
  2. Con sứa

Bài 7: Con trâu/ Con ngựa / Con mèo

Tham khảo tập làm văn:

Trường em đang phát động chương trình “Bảo vệ hành tinh xanh”. Mỗi lớp sẽ được phân công một nhiệm vụ. Lớp em được phân công chăm sóc các bồn cây ở sân trường. Đầu tiên, chúng em nhặt cỏ, rác thải trong các bồn cây. Sau đó, chúng em sẽ trồng thêm một số loại hoa, tưới nước cho cây. Em cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc có ích cho môi trường.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 6)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc

I. Đọc hiểu

Nhà bác học và bà con nông dân

Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.

Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….

Rồi bác cười vui và nói với mọi người:

- Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!

Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.

(Theo Nguyễn Hoài Giang)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Bác Của khuyên bà con nông dân nên cấy lúa thế nào?

a- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển

b- Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển

c- Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển

2. Bác Của khuyên bà con khi cấy cần chăng dây để làm gì?

a- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn

b-Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn

c- Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng

3. Kết quả thi cấy giữa bác Của và cô gái cấy giỏi nhất ra sao?

a- Bác Của cấy đều, nhanh, bỏ xa cô gái hơn chục mét

b- Bác Của cấy đều, thẳng hàng, bỏ xa cô gái vài mét

c- Bác Của cấy nhanh, thẳng hàng, vượt lên trước cô gái.

4. Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì?

a- Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi

b- Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi

c- Nhà bác học nói và làm đều giỏi

II. Tiếng việt

1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:

a) l hoặc n

- nỗi …iềm/……..

-…..ương rẫy/………

- cái……iềm/……….

-……..ương thực/……..

b) v hoặc d

-….ỗ tay/……….

- sách……ở/……..

-….ỗ dành/……

-…..ở dang/……

c) it hoặc ich

- t……tắc/……..

- vở k……./……….

- xa t……./…….

- đen k…../…….

2. Xếp các từ sau thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa):

nhỏ, tối, chìm, cuối cùng, ít, to, sáng, đầu tiên, nổi, nhiều.

M: to/ nhỏ

-………./………..

-………../……….

-………./……….

-………../……….

3. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn sau:

Xóm làng tưng bừng mở hội mừng xuân….Nhiều hình thức hội hè vui chơi diễn ra sôi nổi, như: đấu võ dân tộc…đua thuyền…đấu cờ tướng…thi hát xướng… ngâm thơ.

B. Viết:

I. Chính tả

Cái trống trường em
Thanh Hào


Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve

Cái trống lặng yên
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng

II. Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi.

ĐÁP ÁN

Bài 1:

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3:

  • Nhà bác học cấy đều, thẳng tắp
  • Cô gái bị bỏ xa vài mét

Câu 4: C

Câu 5: Mẫu: Nhà bác học thật tài giỏi.

Bài 2:

Từ chỉ hoạt động: xem xét, trò chuyện, trầm trồ, cấy lúa

Bài 3:

a. Hôm ấy, ai cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên?

b. Lúa bác cấy như thế nào?

Bài 4:

a. Con đường này là con đường em tới trường hàng ngày.

b. Ngôi nhà này là nhà của bác Hoa.

c. Hoa hồng là loài hoa có hương thơm nồng nàn.

Bài 5: lương thực – gánh nặng – nỗi niềm

Bài 6:

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi. Gặp chị Gió, cô gọi:

  • Chị Gió đi đâu mà vội thế?
  • Tôi đang rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa. Cô có muốn làm mưa không?
  • Làm mưa để làm gì hả chị?
  • Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ.

Tham khảo tập làm văn:

Bài 1

Nhân ngày 20/11 vừa qua, trường em tổ chức hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp vào cuối mỗi buổi học trong tuần. Hết giờ học, khi trống trường vừa đánh, mọi người đều ra sân để cùng nhau chăm sóc cây cảnh. Các em nhỏ lớp 1 thì đi nhặt lá rụng quanh gốc cây. Còn chúng em lớp 2 thì cùng nhau bắt sâu ở những chậu hoa giấy trước cửa các lớp học. Kết thúc buổi lao động, nhìn sân trường đẹp và sáng hẳn lên. Em mong có thể làm thêm được nhiều việc để bảo vệ cây xanh hơn.

Bài 2

Hàng tuần, vào thứ sáu, em cùng các bạn trong lớp chăm sóc bồn hoa và vườn cây của nhà trường. Chúng em chia thành từng nhóm để làm việc. Nhóm thì quét dọn những là khô rụng xuống, nhóm bón thêm phân cho những bồn hoa và gốc cây, nhóm còn lại có nhiệm vụ tưới nước cho cây. Bạn nào cũng hăng hái làm việc, rất nhộn nhịp. Chẳng mấy chốc bồn hoa và vườn cây của trường đã trở nên đẹp lạ kì. Em cảm thấy rất vui vì đã góp một phần nhỏ trong việc làm cho cây và hoa của nhà trường thêm tươi đẹp.

Bài 3

Tuần trước, lớp em được phân công trực tuần. Cô giáo đã phân công cho mỗi tổ phụ trách một công việc. Tổ em có nhiệm vụ dọn dẹp sạch sẽ giấy rác trong bồn cây. Sau đó là tưới nước cho toàn bộ bồn cây dưới sân trường. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, sân trường đã sạch sẽ. Em cảm thấy rất vui vẻ vì đã làm được một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường.

Bài 4

Ông em là một người thích làm vườn. Trong vườn nhà em, ông trồng rất nhiều loài cây khác nhau. Chiều thứ Sáu vừa rồi, ông mang một giống cây mới về để trồng. Em được cùng ông trồng giống cây đó. Ông và em cùng đào một chiếc hố nhỏ. Sau đó, ông hướng dẫn em cách đặt cây giống và vùi đất. Trong lúc ông chỉnh lại cây cho ngay ngắn thì em đi lấy nước vào bình tưới để tưới nước cho cây. Ông nói cây có rất nhiều tác dụng nên phải trồng thật nhiều cây xanh.

Bài 5

Chiều qua, bố em mang một cây giống về nhà để trồng. Em nhanh nhẹn chạy ra xin được cùng bố trồng cây. Bố và em cùng chuẩn bị một chậu cây nhỏ và đi lấy đất ở bãi đất gần nhà. Bố hướng dẫn em xới đất, trồng cây và vùi đất xuống. Bố cũng dạy em cách tưới cây sao cho không bị úng nước. Em rất thích được trồng cây cùng với bố. Em hi vọng sẽ được trồng thật nhiều cây nữa.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 7)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. Đọc hiểu

THƯ GỬI BỐ NGOÀI ĐẢO

(Trích)

Bây giờ sắp tết rồi

Con viết thư gửi bố (…)

Tết con muốn gửi bố

Cái bánh chưng cho vui

Nhưng bánh thì to quá

Mà hòm thư nhỏ thôi

Gửi hoa lại sợ héo

Đường ra đảo xa xôi

Con viết thư gửi vậy

Hẳn bố bằng lòng thôi.

Ngoài ấy chắc nhiều gió

Đảo không có gì che

Ngoài ấy chắc nhiều sóng

Bố lúc nào cũng nghe.

Bố bảo: hàng rào biển

Là bố đấy, bố ơi

Cùng các chú bạn bố

Giữ đảo và giữ trời.

(Xuân Quỳnh)

1. Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp nào?

2. Bố bạn nhỏ đang làm công việc gì ở đảo?

3. Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố?

a. bánh chưng

b. hoa

c. thư

B. Viết

1. Chính tả: Nghe – viết: Thư gửi bố ngoài đảo (trích)

2. Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi

ĐÁP ÁN

A. Đọc hiểu

1. Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp nào?

Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp sắp đến Tết.

2. Bố bạn nhỏ đang làm công việc gì ở đảo?

Bố bạn nhỏ đang làm công việc giữ đảo và giữ trời.

3. Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố?

a. bánh chưng

b. hoa

c. thư

Trả lời:

Đáp án c. thư

B. Viết

1. Chính tả

2. Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi

Đã có lần em được cha mẹ cho đi chơi ở Đà Lạt. Buổi sáng sớm, không khí Đà Lạt mát lạnh. Xa xa, những khu đồi thông trở nên mờ ảo trong những lớp sương mù. Càng gần trưa, khí hậu càng ấm dần lên, những vườn hoa Đà Lạt càng rực rỡ dưới ánh nắng xuân. Ở nơi đây, con người ta sẽ cảm thấy thoải mái, bình yên tới kì lạ. Đến lúc phải trở về với nhịp sống thường ngày lại lưu luyến không muốn rời đi.

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 8)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:

I. Đọc thầm văn bản sau:

MÙA VÀNG

Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời.

Minh ríu rít bên mẹ:

- Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ?

- Đúng thế con ạ.

- Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ?

Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo:

- Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy.

Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.

- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ?

(Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm?

A. Quả hồng, cam
B. Quả hồng, na, hạt dẻ
C. Hồng, na.
D. hạt dẻ, cam

Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì?

A. cày bừa
B. cày bừa và gieo hạt
C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc.
D. Dẫy cỏ

Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức của người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa?

A. Thời tiết
B. Nước
C. Công an
D. Côn trùng

Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.

biển

xe máy

Trời tủ lạnh

túi ni-lông

rừng

dòng sông

Câu 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?”

a. …………………………chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy.

b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để………………………………………

Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:

Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Câu 8 Trong bài “Mùa vàng” có mấy câu hỏi? Vì sao em biết đó là câu hỏi?

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

II. Phần viết

1. Chính tả: Mùa vàng

Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.

- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân thật vất vả quá mẹ nhỉ?

Bài tập chính tả

a. Điền vần

Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::

thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh…..

b. Điền âm

x hay s

xuất …ắc ….ung quanh

2. Tập làm văn:

Kể về người thân trong gia đình em

Bài làm tham khảo

Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.

Đáp án

I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

Nội dung đánh giá

Biểu điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm.

1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.)

1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)

1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

1 điểm

Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

Nội dung

Điểm

Câu 1: B. Quả hồng, na, hạt dẻ

0,5 điểm

Câu 2: C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc

0,5 điểm

Câu 3: A. Thời tiết

0,5 điểm

Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?

Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp.

0,5 điểm

biển

xe máy

Trời

túi ni-lông

rừng

dòng sông

1 điểm

Câu 7: Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.

Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng.

0,5 điểm

Câu 8: Trong bài có 2 câu hỏi. Em biết vì kết thúc câu có dấu chấm hỏi.

0,5 điểm

Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 9)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 2

Thời gian làm bài: phút

Câu 1: (5 điểm) Chính tả ( Nghe - viết) (20 phút)

Tạm biệt cánh cam

Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống.

(Minh Đức)

Câu 2: (5 điểm) (20 phút)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

1. Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?

2. Em đã làm việc đó lúc nào? ở đâu? Em làm như thế nào?

3. Ích lợi của việc làm đó gì?

4. Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

Đáp án

Câu

Hướng dẫn chấm

Biểu điểm

Câu 1

(5 điểm)

- Nghe viết đúng bài chính tả, đúng độ cao, không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết hoa đúng các chữ trong bài. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp.

5

- Tùy các mức độ sai sót: sai quá 5 lỗi trở lên, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Viết thiếu, thừa nội dung cứ 2 tiếng trừ 0,25 điểm.

- Trình bày, chữ viết chưa đẹp trừ 0,5 điểm bài viết.

Câu 2

(5 điểm)

Giới thiệu được em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường

1,5

Nói về từng chi tiết cụ thể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

2,5

Nêu được cảm nghĩ của em khi làm việc đó

1

- GV cho điểm học sinh linh hoạt căn cứ theo bài làm của học sinh.

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

1 22185 lượt xem
Mua tài liệu